|GIẢI TRÍ VÀ VUI CƯỜI CÙNG SÂM NHUNG

oh

oh

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Tính từ

Tính từ
Trong giờ Văn, thầy  bảo Quỷnh:
- Thầy: Quỷnh! Em hãy đặt cho thầy 1 câu trong đó có tính từ!
- Quỷnh: Dạ! Thưa thầy là “Tính từ đầu năm đến nay em bị bốn con điểm 0” ạ!
- Thầy: Ừ ! (nổi giận). Bây giờ thêm một con nữa là 5 con!
- Quỷnh: Hu…hu!!!

Tình yêu học trò

 
Học trò ngày nay không chỉ yêu sớm, mà còn yêu... rất sớm.
Năm đó mình học lớp 9, mình có thương một cô nàng học lớp 7. Mình chấp nhận ở lại lớp 2 năm để có thể cùng nàng chung bước đến trường... Nhưng có ngờ đâu... sau 2 năm ở lại lớp... nàng vẫn là học sinh lớp 7.
Bực mình hỏi nàng tại sao, nàng trả lời: "Em xin lỗi, em đã thương một anh học lớp 5".

Ăn ớt , ngon lắm đấy

Ởt là một loại quả gia vị phổ biến mà hầu hết mọi người đều biết. Không chỉ giúp bữa ăn thêm ngon miệng, ớt còn có những tác dụng đáng ngạc nhiên mà bạn chưa biết đấy.
1. Chống tiểu đường
Một công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tasmania, Úc vào năm 2011 cho thấy: Thường xuyên ăn ớt có thể giúp cơ thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu, điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiểu đường.
Theo nghiên cứu này, những người theo chế độ ăn uống có thêm ớt đã giảm được lượng đường trong máu hơn 60% so với những người không ăn. Đây quả là một tin tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường.
Công dụng tuyệt vời của trái ớt - hình 1
2. Chống ung thư dạ dày
Trước đây, nhiều người cho rằng, ăn ớt sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, một nghiên cứu kéo dài nhiều năm của Viện Sức khoẻ cộng đồng Mexico đã không phát hiện thấy mối liên hệ này.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ còn cho thấy, chính thành phần capsaicin trong ớt giúp chống lại bệnh ung thư dạ dày. Họ cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở Mexico - nơi người dân ăn ớt rất nhiều - rất thấp.
3. Giúp giảm đau
Chất capsaicin trong ớt còn có tác dụng giảm đau và có liên quan đến thuốc gây tê. Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), capsaicin có thể được sử dụng như cơ quan thụ cảm đau mà không tác động đến dây thần kinh.
Đó là lời giải thích tại sao nhiều hãng dược phẩm ngày nay dùng ớt chiết xuất lấy thành phần giảm đau để làm thuốc gây mê cho bệnh nhân phẫu thuật, mổ đẻ... Ngoài ra, người ta còn dùng capsaicin để làm kem thoa cho bệnh xương khớp mãn tính, co thắt cơ và đau lưng.
4. Cải thiện hệ tuần hoàn máu
Hệ tuần hoàn trong cơ thể của chúng ta thường bị tắc do chế độ ăn nhiều mỡ và lối sống ít vận động. Tuy nhiên, thường xuyên ăn ớt sẽ giúp giải độc máu và làm giảm cholesterol, giúp làm sạch mạch máu. Một số người còn dùng trà ớt để phục hồi cho bệnh nhân đau tim.
5. Chống cảm cúm
Ớt rất tốt cho hệ miễn dịch, chỉ cần ăn một ít ớt hoặc hạt tiêu cũng làm bạn đổ mồ hôi. Điều này giúp bạn làm sạch cơ thể và chống lại cảm cúm. Ngoài ra ớt còn giúp bạn giảm tức ngực và chống lại các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp.
6. Chống ung thư tuyến tiền liệt
Một nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí nghiên cứu Ung thư Mỹ kết luận rằng, capsaicin trong ớt ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo tiến sĩ S. Lehmann, tác giả của công trình, để nhận được tác dụng này thì một người đàn ông trung bình mỗi tuần cần ăn khoảng 5 quả ớt.
7. Giúp thư giãn
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn ớt còn có tác dụng làm thư thái tinh thần và làm cơ thể dễ chịu.
8. Góp phần chống béo
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, thành phần cay của ớt đã giúp tạo khả năng sinh nhiệt của cơ thể và đốt cháy mỡ cũng như calo. Hơn nữa, nó còn giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no, từ đó mà góp phần giảm cân hiệu quả.
9. Giúp ngủ ngon
Các nhà khoa học Úc đã nhận thấy một nhóm người tình nguyện ngủ dễ dàng hơn khi họ ăn có gia vị ớt. Mỗi ngày 25 người tình nguyện được cho ăn khoảng 30g ớt/người. Kết quả là họ đã ngủ sâu hơn và kéo dài thời gian ngủ trung bình hơn 30% so với người không ăn.
10. Giảm cân
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh, thành phần chất cay của ớt (chất capsaicin) tạo khả năng sinh nhiệt rất lớn, có tác dụng lan tỏa và đốt cháy các chất béo, đốt cháy nhiều calo hơn ngay sau bữa ăn.
Ngoài ra, chất này còn giúp làm tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no và nhờ đó giúp người dùng giảm cân hiệu quả. Khi cơ thể hấp thu chất cay từ ớt, não sẽ tăng cường hoạt động, thúc đẩy sự chuyển tải của hệ thần kinh, làm cho thận tiết ra các dịch thể. Khi thận tiết ra các dịch thể sẽ đốt cháy chất béo, vì vậy có tác dụng giảm béo.

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Vào nhà Nhi ăn táo nhen


Những trái táo nhỏ, vỏ xanh, nhẵn bóng được trồng phổ biến ở Việt Nam với hai loại chính: táo chua và táo đường.
Đây vốn là đồ ăn vặt bình dân rất giòn và thơm ngon, có thể chế biến thành mứt, nước uống. Các bộ phận của cây táo đều có những tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả.

Táo ta có chứa rất nhiều vitamin. Cứ 100 gr táo ta sẽ có khoảng 400 – 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. Lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn khoảng 100 lần so với táo đỏ

Vì thế, táo có tác dụng tuyệt vời trong hiệu quả tăng cường sức đề kháng, chống ô xy hóa, tốt cho sức khỏe và làn da. Trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quả quýt, trong cam, có tác dụng chống các biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, và dễ cáu gắt và mất ngủ.

Giàu chất oxy hóa

công dụng của táo ta

Cứ 100 gr táo ta sẽ có khoảng 400 – 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. Lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn khoảng 100 lần so với táo đỏ của Trung Quốc.

Vì thế, táo có tác dụng tuyệt vời trong hiệu quả tăng cường sức đề kháng, chống ô xy hóa, tốt cho sức khỏe và làn da. Trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quả quýt, trong cam, có tác dụng chống các biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, và dễ cáu gắt và mất ngủ.

Chữa chứng thiếu máu

Những người bị thiếu máu, bị thiếu các vitamin và giảm mức hemoglobin nên ăn táo ta. Loại quả này được dùng để điều trị bệnh gút và viêm khớp mãn tính, ngăn cản sự hình thành acid uric. Ngoài ra, táo ta còn là thứ trái cây tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với hiệu ứng bức xạ và có tác dụng tăng lực cho cơ thể.

Chữa chứng suy giảm trí nhớ

Đối với những người hay quên hoặc có những biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ có thể dùng bài thuốc sau: hầm nhỏ lửa 100 gr quả táo trong 500 ml nước, cho tới khi cạn còn khoảng 250 ml. Thêm muỗng canh mật ong, hoặc đường cho vừa ngọt và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.

Chữa

Táo có thể chữa được cả bệnh đau dạ dày và chứng viêm dạ dày mãn tính. Để làm điều đó cần gọt vỏ quả táo, sau đó đem xay thật nhuyễn rồi ăn loại bột táo tươi này vào buổi sáng vào lúc bụng đói. Cố gắng không dùng thức ăn khác trong vòng 5 giờ sau đó để bột táo phát huy hết tác dụng. Tiếp tục làm như vậy để chữa bệnh dạ dày.

Đề phòng bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh thường diễn ra vào mùa lạnh với những người sức đề kháng yếu.

Ngăn ngừa chứng táo bón

công dụng của táo ta

Táo xanh còn chứa acid chlorogenic có tác dụng thúc đẩy loại bỏ acid oxalic ra khỏi cơ thể và bình thường hóa hoạt động của gan, dạ dày, ruột và tuyến tiêu hóa nói chung. Vì thế ăn táo còn làm tăng cảm giác ngon miệng và ngăn ngừa chứng táo bón.

Chữa bệnh đường miệng

Nghiền lá tươi và đun lấy dịch chiết, thêm tí muối rồi ngậm súc miệng, ngừa viêm họng, làm sạch khí quản, chữa viêm nhiễm hầu họng và chứng rát lưỡi do ăn quá nhiều trái cây chua.



Giảm đau đầu

Uống nước táo ép và xoa nhẹ nước táo lên đầu và vùng thái dương có tác dụng làm giảm căng thẳng, bớt đau đầu.


Nhi biếu mỗi bạn một quả ổi nhé

Ổi được trồng ở rất nhiều nơi, . Trước đây người ta biết đến ổi chỉ như một món đồ ăn vặt dân dã, thời gian gần đây đã có nhưng công bố về công dụng của ổi, quả ổi lại trở thành vị thuốc của mọi nhà. Vì nó có khả năng chữa một số bệnh như tiêu chảy, lỵ, táo bón, ho, cảm, các bệnh về da, các trường hợp cao huyết áp, béo phì, hoại huyết...


 
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Có thể dùng một vài trái ổi nếu bạn bị tiêu chảy, Chúng còn có thể chữa kiết lị bằng cách ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật và loại bỏ những chất nhầy thặng dư trong ruột. Các vitamin C, carotenoids có trong ổi sẽ có tác dụng bồi dưỡng hệ tiêu hóa, hỗ trợ ruột và dạ dày nếu bị viêm nhiễm. Ổi cũng rất giàu chất xơ nên có thể giúp bạn loại bỏ được chứng táo bón.
Giảm ho và làm đẹp da
Ngoài ra ổi còn có tác dụng giảm ho, trị cảm, hỗ trợ hệ hô hấp. Các thành phần trong thịt quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và nhiễm siêu vi. Các vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C có rất nhiều trong quả ổi có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của làn da, giúp da căng mịn, tươi sáng.



Ngừa cao huyết áp
Do trong quả ổi có nhiều chất xơ, có chỉ số đường huyết glycemic index thấp nên cũng có tác dụng hạ huyết áp. Rất tốt cho người mắc chứng bệnh cao huyết áp.
Hỗ trợ giảm cân
Do chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất, ít carbohydrates nên có tác dụng hạn chế sự thèm ăn. Có thể ăn ổi để thay bữa khi bạn đang trong giai đoạn giảm cân. .

Nhi tặng mỗi bạn một cốc mật ong nha

Mật ong là một trong những loại thực phẩm tuyệt vời nhất trong tự nhiên và có rất nhiều cách tuyệt vời để sử dụng nó. Bạn có thể cho mật ong vào trà, sinh tố, phết lên bánh mì nướng cùng với bơ đậu phộng. Không những vậy, mật ong còn có những cách sử dụng rất kì diệu khác.
10 tác dụng thần kỳ của mật ong

  1. Mật ong - kem dưỡng ẩm lý tưởng
10 tác dụng thần kỳ của mật ong

Mật ong chính là chất dưỡng ẩm tự nhiên hoàn hảo cho làn da của bạn. Chỉ cần cho một chút mật ong vào chảo, làm nóng lên cho đến khi nó chuyển thành chất lỏng và thêm một số thảo dược như hoa oải hương với tỷ lệ là một thìa cà phê thảo dược với 8 ounces mật ong (1 ounce = 28,3495g). Cho hỗn hợp này vào lọ đậy kín trong một tuần. Sau đó trộn 1 thìa cà phê hỗn hợp thảo dược-mật ong này với 8 ounce kem dưỡng da không mùi. Vậy là bạn đã có loại kem dưỡng ẩm lý tưởng cho da rồi.
  1. Chất dưỡng tóc:
10 tác dụng thần kỳ của mật ong

Thêm 1 thìa cà phê mật ong vào dầu gội đầu của bạn. Hoặc trộn mật ong với dầu ô liu rồi bôi lên tóc sau khi gội đầu, ủ trong 20 phút rồi gội sạch.
  1. Thuốc chống nôn
10 tác dụng thần kỳ của mật ong

Thêm hai thìa mật ong vào một cốc nước. Uống nước mật ong vào buổi sáng sẽ giúp tăng tốc độ trao đổi chất và thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
  1. Thuốc chữa bỏng, vết cắt và vết bầm tím:
10 tác dụng thần kỳ của mật ong

Bôi mật ong lên các vết bỏng, vết cắt và vết bầm tím. Mật ong giống như một chất khử trùng tự nhiên sẽ giúp làm lành các vết thương.
  1. Mặt nạ dưỡng da
10 tác dụng thần kỳ của mật ong

Mật ong không chỉ là chất dưỡng ẩm lý tưởng mà còn dùng để rửa mặt rất tốt. Trộn mật ong với hạnh nhân và nước cốt chanh. Đắp hỗn hợp này lên mặt sẽ cho bạn làn da khỏe mạnh.
  1. Son dưỡng môi ngọt ngào
10 tác dụng thần kỳ của mật ong

Dưỡng môi bằng hỗn hợp làm từ mật ong, sáp ong và dầu hạnh nhân sẽ giúp đôi môi của bạn không bao giờ bị khô nữa.
  1. Cải thiện hiệu suất thể thao
10 tác dụng thần kỳ của mật ong

Mật ong là chất kích thích tự nhiên và giá cả phải chăng. Ăn một thìa cà phê mật ong trước khi luyện tập sẽ cung cấp cho bạn thêm năng lượng.
  1. Tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột
10 tác dụng thần kỳ của mật ong

Mật ong giống như là một chất kích thích giúp máu lưu thôngvà làm tăng trưởng các tế bào biểu mô. Mật ong còn có tác dụng bảo vệ và chống viêm niêm mạc dạ dày, giúp hấp thu nước và natri. Uống nước pha mật ong và giấm, bạn hãy nói lời vĩnh biệt với ký sinh trùng đường ruột.
  1. Giảm cân
10 tác dụng thần kỳ của mật ong

Thêm mật ong vào chế độ ăn uống của bạn và bạn sẽ không cần phải lo lắng về cân nặng nữa. Thứ nhất, nó có tác dụng có lợi cho tiêu hóa. Và thứ hai, nó có thể thay thế đường ăn, hơn thế mật ong lành mạnh hơn và không giàu calo như đường. Mật ong làm tăng tốc độ trao đổi chất để cơ thể đốt cháy chất béo nhanh hơn.
  1. Thay thế đường
10 tác dụng thần kỳ của mật ong

Mật ong là sự lựa chọn tuyệt vời thay cho đường, mặc dù nó vẫn còn chứa calo. Thêm một chút mật ong vào trà thảo dược và bạn sẽ có một thức uống ngon và khỏe mạnh. Enzym trong mật ong và các chất khoáng giúp nâng cao hiệu quả của các loại thảo mộc. Ví dụ, một tách trà hoa cúc với mật ong sẽ giúp làm dịu tâm trí và cơ thể của bạn và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Thu Nga

Nhi Nhi thích ăn quả lựu

Cây lựu còn có tên: thạch lựu, thừu lựu. Tên khoa học: Punica Gracinatum L. Họ lựu Punicaceae. Ở Việt Nam, cây lựu được trồng nhiều để lấy quả ăn, làm thuốc và làm cảnh. Cả cây lựu đều làm thuốc chữa bệnh.
c45qua luu Công dụng từ quả lựu

Từ xưa quả lựu được ca tụng về cả 2 phương diện dinh dưỡng và trị liệu. Thành phần hóa học: dịch quả chứa acid citric, ac.malie, các đường glucoza, fructoza, mantoza…Vỏ quả và vỏ rễ chứa nhiều tanin, granatin, hoạt chất peletierin, izopeletierin, ac.betulic, ac.usolic và iso quercetin. Nước ép lựu là nguồn kali, vitamin C và các chất chống ôxy hoá quý. Theo Đông y vỏ quả vị chua, chát, tính ấm, chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân, vỏ rễ vị đắng chát, tính ấm, sát trùng. Vỏ thân rễ dùng tẩy sán.
Một số cách dùng quả lựu chữa bệnh:
- Lao phổi, viêm phế quản mạn tính ở người già: quả lựu tươi chưa chín 1 quả, bóc lấy hạt ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Trẻ em có tích trệ ăn không tiêu, có ký sinh trùng đường ruột dùng nước ép hạt lựu thêm đường và nước cho uống. Tuy hiệu quả kém nhưng an toàn hơn vỏ rễ lựu.
- Phòng chữa cam tích ở trẻ em
(thực tích, thực trệ, tiêu chảy…): lấy quả lựu muối nấu cháo cho trẻ ăn.
Quả lựu muối làm như sau: hái quả lựu chín tốt nhất là những quả chín nứt vỏ, cho vào thố (vại, lọ…), rắc muối, đậy kín đem phơi nắng, mỗi ngày trở vài lần. Một thời gian vỏ lựu mềm, nước từ trong quả lựu thoát ra ngoài hoà lẫn nước muối. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi khô nước thì lấy lựu ra cất vào hũ. Cất càng lâu công hiệu càng cao.
- Thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mồ hôi vào mùa hè – nấu canh cho một số hạt lựu tươi. Canh này còn phòng chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp trẻ em tiêu hoá tốt.
- Thực tích (do ăn nhiều thịt) khó tiêu, trĩ và ra máu, phụ nữ bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều: dùng quả lựu muối nấu với canh thịt heo ăn.
- Viêm loét trong miệng: lựu tươi 1-2 quả, lấy hạt giã nát, ngâm vào nước sôi rồi lọc lấy nước để nguội ngậm nhiều lần trong ngày.
- Tiêu hoá kém, đau bụng, tiêu chảy: lựu 2-3 quả bỏ vỏ lấy cùi với một bát rưỡi nước sắc lấy nửa bát rồi đổ vào một ít mật ong, uống làm 2-3 lần trong ngày.
- Đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài: ruột quả lựu sấy khô, tán bột. Mỗi lần 10-12g với nước cơm. Hoặc 1 quả lựu tươi nguyên vỏ giã nát sắc với mấy hạt muối để uống.
- Sâu răng: vỏ thân cây lựu hoặc vỏ quả sắc đặc ngậm nghiêng về phía răng sâu.
- Khô miệng, viêm họng, loét lưỡi: bóc lấy hạt của 1-2 quả lựu tươi nhai chậm kỹ nuốt nước.
- Trĩ loét chảy máu: vỏ quả lựu 50 – 100g sắc lấy nước xông rửa hậu môn.
- Nước ngâm rửa khi bị đới hạ, khí hư: vỏ quả lựu 30g, phèn chua 10g sắc lấy nước ngâm rửa.
- Ghẻ ngứa: vỏ quả lựu sắc để ngâm, tán bôi lên chỗ tổn thương – có thể ngâm vào rượu hoặc cồn để dùng hoặc lá lựu tươi giã nhuyễn xoa xát.
Kiêng kỵ: – Lựu và bưởi chùm có tương tác với một số thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp (nitatin). Do đó nếu dùng phải thận trọng và cần tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa.
- Không dùng lựu cùng củ cải.
YHTH
Theo SK&ĐS