Người bị đau cổ vai gáy thường có triệu chứng đau 1 hoặc 2 bên cổ gáy và vai. Đau có khi lan lên mang tai và thái dương hoặc đau lan xuống cánh tay. Đau cổ gáy khiến việc quay cổ và cúi cổ gặp khó khăn, hạn chế cử động cổ, nếu sờ nắn thì càng đau. Người bệnh ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ thì càng đau, đặc biệt là khi trời lạnh, nếu nghỉ ngơi thì cơn đau có dấu hiệu giảm.
Để chữa bệnh đau mỏi vai gáy, bệnh nhân cần được trục xuất phong hàn ra khỏi cơ thể, đồng thời làm kinh hoạt lạc và giúp khí huyết lưu thông bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt dưới đây:
1/Xác định các huyệt đạo cần xoa bóp bấm huyệt:
- Huyệt Phong trì: nằm từ giữa xương chẩm cổ 1 đo ngang ra 2 thốn, huyệt nằm ở chỗ trũng phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn chũm.
- Huyệt Đại trữ: xác định từ giữa khe D1-D2 rồi đo ngang ra 1,5 thốn.
- Huyệt Phong môn: từ giữa khe đốt sống D2-D3 đo ngang ra 1,5 thốn.
- Huyệt Đốc du: từ đốt sống D6-D7 đo ngang ra 1,5 thốn.
- Huyệt Đại chùy: ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt sống cổ 7.
- Huyệt Kiên tỉnh: nằm ở trên vai giữa đường nối từ đại chùy tới mỏm vai.
- Huyệt Bá lao: nằm từ đại chùy đo ngang ra 1 thốn, rồi lại đo thẳng hướng lên 2 thốn chính là vị trí của huyệt.
2/Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy
- Bước 1: Cho bệnh nhân ngồi trên ghế rồi thả lỏng cơ, thầy thuốc đứng để thực hiện bấm huyệt.
- Bước 2: Người thực hiện lần lượt xoa, day, lăn và bóp từ vùng bả vai người bệnh qua các huyệt Kiên tỉnh, Đại chùy, lên huyệt Phong trì. Rồi từ huyệt Đốc du lên huyệt Phong trì. Mỗi động tác như vậy thực hiện từ 3-5 lần.
- Bước 3: Thầy thuốc bấm và day các huyệt Phong trì, Đại trùy, Phong môn, Kiên tỉnh, Đốc du. Vừa bấm vừa vận động cổ bệnh nhân quay sang trái và sang phải. Bấm huyệt Bá lao nhưng không vận động cổ.
- Bước 4: Kiểm tra cơ ở vùng huyệt Đốc du xem thấy co cứng thì bấm, bật cơ vả day nhẹ để giảm đau và vận động cổ gáy dễ hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét