|GIẢI TRÍ VÀ VUI CƯỜI CÙNG SÂM NHUNG

oh

oh

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Chúng mình cùng ăn quả bơ nhé

1. Chống ung thư thận

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã chứng minh rằng, trong trái bơ có chứa một số chất giúp chống ung thư như trong một số trái cây rau quả khác.

2. Tăng khả năng chống ung thư miệng

Một số hợp chất có trong trái bơ có thể phát hiện những tế bào có khả năng ung thư hoặc gây ung thư miệng và tiêu diệt chúng mà không gây hại đến những tế bào khỏe mạnh.

3. Chống ung thư vú

Giống như dầu ô liu, bơ có chứa lượng axit oleic khá cao. Đây là loại axit giúp ngăn ngừa ung thư vú.

4. Tốt cho mắt

Trong bơ có chứa lượng lutein carotene cao hơn bất cứ loại trái cây nào khác. Chất này giúp chống sự thoái hóa thành các vết đen, bệnh đục nhân mắt và một số bệnh về mắt liên quan đến tuổi thọ.

5. Giảm Cholesterol
Bơ có chứa rất nhiều beta-sitosterol, là một hợp chất làm giảm tỉ lệ cholesterol. Một nghiên cứu tiến hành trên 45 người đã cho thấy ăn một quả mỗi ngày sẽ giúp giảm tỉ lệ chất béo xuống khoảng 17% chỉ trong vòng một tuần.

 
6. Giúp tim khỏe mạnh
Một ly bơ có chứa 23% folate, chất đã được chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ do bệnh tim gây ra so với những người không ăn.
vitamin E và glutathione có trong bơ cũng rất tốt cho tim của bạn.

7. Chống đột quỵ
Tỉ lệ folate cao trong giúp giảm thiểu tối đa các cơn đột quỵ.

8. Hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn
Một nghiên cứu cho thấy những người ăn salad kèm với sẽ hấp thụ lượng caroteroid (bao gồm lycopene và carotene) gấp 5 lần so với việc ăn salad không.

9. Glutathione
Bơ chứa rất nhiều glutathione - chất chống ôxy hóa rất quan trọng trong quá trình ngăn chặn sự lão hóa, ung thư và bệnh tim.

10. Vitamin E
Bơ là nguồn cung cấp vitamin E tốt nhất cho cơ thể. Vitamin này giúp ngăn ngừa bệnh tật và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
 
Giá trị dinh dưỡng
Trái bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen.
Trái bơ cũng rất giàu chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do dẫn đến gây ung thư, đục thuỷ tinh thể, lão hóa da, giúp duy trì làn da săn chắc.
 
Là một trong rất ít loại trái không có cholesterol, mà lại có chứa chất béo đơn không bảo hòa, đây là loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giãm hàm lượng cholesterol.
Trái bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa.
Ngoài ra, Trái bơ còn có hàm lượng muối thấp, chất xơ cao, có hàm lượng lutein cao, có chất carotenoid tự nhiên giúp mắt sáng và duy trì một làn da đẹp.
Giá trị với sắc đẹp
Trái bơ được sử dụng vào việc chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe nhờ giàu vitamin A, E, D cùng với các khoáng chất kali, phốtpho, lưu huỳnh và clo, trong đó:
- Vitamin E có tác dụng bảo vệ các axit béo chống lại sự ôxy hóa, nhờ vậy làm chậm quá trình lão hóa của tế bào giúp làn da tươi trẻ và săn chắc.
- Vitamin A có tác dụng lột bỏ lớp da chết, thúc đẩy việc sản xuất chất collagen.
- Vitamin D giúp duy trì hàm lượng canxi trong máu nhờ đó xương và răng chắc khỏe.
- Kali và phốtpho có tác dụng làm đẹp da, tóc và giúp phát triễn cơ thể.
- Dầu trái bơ có rất nhiều giá trị trong việc tái tạo và giữ ẩm cho làn da. Dầu bơ bảo vệ làn da không bị khô và tăng khả năng đàn hồi của da.
Nguồn dinh dưỡng cho trẻ em
Trái bơ rất dễ chế biến làm thức ăn cho bé, với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thì chỉ cần nghiền nhỏ phần thịt của Trái bơ, còn trẻ em lớn hơn thì có thể cắt thành từng miếng cho bé cắn.
Trái bơ rất có lợi cho sức khỏe của trẻ em, vì trong quả bơ có chứa protein, vitamin A, E, C cao. Protein là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triễn của trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ngoài ra các chống ôxy hoá tác dụng bảo vệ các tế bào não, còn vitamin B tổng hợp trong Trái bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ. Vì thế quả bơ là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triễn trí não của trẻ em.

Nhà Nhi Nhi có một cây Nhàu

Nhàu phơi khô hay dùng tươi đều là vị thuốc chữa các bệnh cao huyết áp, nhuận tràng, băng huyết, nhức mỏi, đau lưng, tiểu đường, mụn nhọt. Rễ cây nhàu xắt nhỏ, phơi khô, nấu nước uống hàng ngày (30g đến 40g) thay nước trà trong vài tháng liền sẽ chữa được bệnh cao huyết áp; nếu đem ngâm rượu, sau một vài tháng lấy ra mỗi ngày uống một vài ly nhỏ sẽ chữa được bệnh nhức mỏi.

Tăng cường hệ miễn dịch: Trái nhàu có tác dụng sản xuất những tế bào T có vai trò quan trọng trong việc đề kháng các tế bào lạ hoặc những dị ứng lạ cho cơ thể con người, thậm chí cả tế bào ung thư, giúp các tế bào này tăng cường, làm cho các tế bào khác mạnh mẽ lên, các tế bào lạ bị tiêu diệt dần dần.

Trái nhàu có tác dụng chữa nhiều bệnh.
Loại bỏ độc tố: Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại những gốc tự do

Chống viêm: Trái nhà có tác dụng trong việc chữa cá bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay, giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Hiệu quả trong việc chữa trị vết loét và ngừa phát ban.

Hen suyễn: Nước cốt trái nhàu giúp người bị hen suyễn bớt cơn hen, tránh dị ứng mà người hen thường bị (như bụi, khói, phấn hoa... )

Giảm đau: Trái nhàu có tác dụng chữa những cơn đau trong cơ thể như: đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu. Có thể nói nước trái nhau được sử dụng như một loại thuốc giảm đau mà không có tác dụng phụ nào cả.

Giảm cân: Uống nước cốt trái nhàu sẽ khiến bạn không thèm ăn, giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Cải thiện hệ tiêu hóa: Vị chua của trái nhàu khi ép làm tăng sự co bóp cơ trơn ở trong ruột, giúp cho sự đẩy phân ra ngoài. Khi bị táo bón, thay vì uống thuốc nhuận tràng, bạn có thể uống trước 2 muỗng nước cốt trái nhàu, việc đi cầu sẽ rất dễ dàng do sự tăng co bóp của ruột.
 
Trị mụn cóc: Dùng trài nhàu non, giã nhuyễn và đắp lên mụn cóc và băng kín lại. Mỗi ngày thay một lần và đến ngày thứ 7 thì mụn cóc lồi lên và bạn có thể loại bỏ được mụn cóc.

Chữa đau nửa đầu: Nước ép của trái nhàu có tác dụng chữa đau nửa đầu rất hiệu quả
 
Phòng ngừa bệnh tim mạch: Nước ép trái nhàu tăng cường cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, thông thoáng các mạch máu, bền thành mạch, giảm huyết áp....

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta còn dùng rế trái nhàu. Ngoài ra, trái nhàu non có thể thay thế cho rể, có thể thái nhỏ phơi khô, xao vàng nấu nước uống. Nó có giá trị giống với tác dụng của rễ: giảm đau, hen suyễn

Uống bao nhiêu là đủ?


- Đối với những người khỏe và trẻ tuổi nên uống mỗi ngày khoảng 30ml.

- Đối với người lớn tuổi hơn, uống 60ml mỗi ngày, buổi sáng và cuối chiều.

- Nếu bắt đầu chữa bệnh bằng nước ép từ quả nhàu, tháng đầu tiên nên uống khoảng 160ml/ngày.

- Người bị chấn thương đột ngột hoặc bị giải phẫu nên uống 180-240ml/ngày, sau đó uống đều đặn từ 90-120ml/ngày.

- Những người mắc những bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường nên uống thường xuyên từ 18-240ml/ngày.

Các bộ phận của cây nhàu được dùng làm thuốc là rễ, quả, lá và vỏ cây. Trong đó, rễ nhàu thường được sử dụng nhiều hơn cả. Người ta đào một phần rễ của cây nhàu, rửa sạch đất cát, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Các bộ phận khác thường được dùng tươi.

Cách dùng:
Xay nhuyễn trái nhàu chín (cả hạt) , ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 3 lần.

Lưu ý: Uống nước ép từ quả nhàu ngay khi bụng còn đói

Cây me nhà Nhi Nhi

1. Giúp hệ thần kinh hoạt động tốt (hàm lượng thiamin 29%)
 
Bạn thường xuyên cảm thấy bị tê ở chân? Bạn có biết rằng nguyên nhân chính gây ra các chứng tê ở bắp chân, chuột rút, đau mỏi và kim châm ở lòng bàn chân chính là do thiếu thiamin gây nên.
 
Thiamin là một loại vitamin B có vai trò quan trọng trong các hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp. Nếu không có chất dinh dưỡng này, các màng bọc myelin của các dây thần kinh có thể bị tổn thương, gây ra những cảm giác đau đớn, cảm giác gai, châm chích ở lòng bàn chân.
 
Me là một nguồn cung cấp thiamin tuyệt vời, nó có lợi cho hệ thần kinh hoạt động tốt. Vậy nên, chẳng có cớ gì bạn lại không ăn me hàng ngày.
 
2. Giữ xương chắc khỏe (hàm lượng magnesium 23%)
 
Bạn có thể bổ sung magiê tự nhiên cho cơ thể bằng cách ăn me và những món ăn từ me tươi. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng những người có chế độ ăn giàu kali và magiê sẽ có mật độ xương cao hơn, xương chắc khỏe hơn so với những người không được bổ sung đầy đủ hai chất này.

10 tác dụng kì diệu của quả me

 
3. Giúp ngăn ngừa táo bón (hàm lượng chất xơ 20%)
 
Quả me là một trong những nguồn chất xơ cao nhất trong các loại trái cây. Chất xơ trong quả me nói riêng có tác dụng điều hòa nhu động ruột và được coi như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, vừa hiệu quả vừa không gây tác dụng phụ. Vì vậy, ăn me có thể giúp cơ thể bạn ngăn ngừa táo bón.
 
4. Giúp kiểm soát huyết áp (hàm lượng kali 18%)
 
Quả me có thành phần kali cao gấp hai lần lượng kali trong chuối. Do đó, nó có tác dụng kiểm soát huyết áp tốt không kém gì chuối. Me giúp ổn định huyết áp bằng cách kiểm soát các tác động của natri trong cơ thể, tránh để tình trạng lượng natri tăng cao làm cho huyết áp tăng.
 
5. Ngăn chặn bệnh thiếu máu (hàm lượng sắt 16%)
 
Với hàm lượng sắt phong phú, quả me sẽ giúp bạn tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy, đây cũng là loại trái cây rất tốt cho phụ nữ mang thai.
 
6. Giúp kiểm soát mức cholesterol ( hàm lượng niacin 10%)
 
Me chứa khá nhiều chất niacin, một loại vitamin B rất quan trọng với sức khỏe. Chất này có thể giúp giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể.
 
7. Cung cấp năng lượng mà không gây béo (hàm lượng riboflavin 9%)
 
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hãy thử dùng một ít quả me có vị ngọt. Thành phần của me bao gồm chất riboflavin sẽ giúp chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể thành năng lượng. Bởi vậy, khi ăn me, bạn không cần nạp thêm tinh bột mà vẫn có năng lượng cho các hoạt động của mình.
 
8. Hỗ trợ cơ chế đông máu hoạt động bình thường (hàm lượng calcium 7%)
 
Me là một trong những loại trái cây giàu canxi. Canxi (với sự giúp đỡ của vitamin K) lại đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu. Vì vậy, me được coi là loại quả có thể giúp cơ chế đông máu ở con người hoạt động bình thường.
 
9. Giúp răng và lợi khỏe mạnh (hàm lượng vitamin C 6%)
 
Răng lung lay và nướu răng chảy máu có thể là một dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin C trong cơ thể. Ăn me có thể bổ sung lượng vitamin C mà bạn cần mỗi ngày.
 
10. Tăng cường hệ thống miễn dịch (hàm lượng protein 6%)
 
Trong số các loại trái cây, me chứa nhiều protein. Protein trong quả me là một chất dinh dưỡng giúp sản xuất kháng thể để chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Đừng hút thuốc nữa nhé

I.   Nguyên nhân
Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dưới dạng tinh khiết đó là một chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Trong khói thuốc lá có nhiều chất kích thích khối u, tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá nhiều không bị chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể.

II.  Các tác hại
Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy v.v.
Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển

  

Người nghèo đủ ăn rất khó, người giàu làm giàu rất dễ


1. Người giàu luôn tin rằng “Tôi tạo ra cuộc sống của tôi”. Người nghèo tin rằng “Cuộc sống toàn là những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi”. Bạn chứ không ai khác – là người có quyền quyết định cuộc đời mình sẽ như thế nào. Người giàu chịu trách nhiệm với chính mình về những việc xảy đến với họ trong khi người nghèo khó lại cho rằng mình là nạn nhân
- Biện minh cho sự bất lực của mình trong việc kiếm tiền bằng cách viện dẫn những phép so sánh khập khiễng thay vì hiểu đúng tầm quan trọng và bản chất của tiền.
- Than thân trách phận, chú tâm vào những rắc rối thay vì tìm cách giải quyết nó.
- Mỗi khi đổ lỗi, biện minh hay oán trách người khác là bạn đang tự đặt thêm những tấm rào chắn trên con đường tài chính vốn đã chật hẹp của mình.
2. Người giàu tham gia “cuộc chơi kiếm tiền” để giành chiến thắng. Người nghèo tham gia chỉ để không bị thua. Mục đích kiếm tiền của người giàu và người nghèo khác nhau hoàn toàn: người giàu tích lũy một khối lượng lớn của cải để tạo ra sự giàu có; người nghèo chỉ cần kiếm đủ tiền để thanh toán các hóa đơn mỗi tháng mà thôi.  nếu bạn muốn giàu lên thì mục đích của bạn phải là làm giàu, không đơn thuẩn chỉ để trang trải sinh hoạt phí và cảm thấy thoải mái mà giàu có nghĩa là phải thật sự sung túc.
3. Người giàu quyết tâm làm giàu. Người nghèo muốn trở nên giàu có. Lý do khiến phần lớn mọi người không có những thứ như họ mong muốn vì họ không biết mình thực sự muốn gì. Người giàu biết rõ cái họ muốn là sự giàu có; họ luôn kiên định với mong muốn của mình. Người nghèo, ngược lại, thường xuyên lúng túng và mâu thuẫn với chính mình, lúc mong muốn giàu có, lúc lại e ngại điều đó. Nếu bạn không thật sự quyết tâm làm giàu thì không bao giờ bạn giàu lên được.
4. Người giàu suy nghĩ khoáng đạt. Người nghèo suy nghĩ hạn hẹp.  Khi chúng ta để cho mình tỏa sáng thì trong vô thức chúng ta đã kêu gọi người khác làm điều tương tự”. Nếu muốn trở nên giàu có, bạn cần bỏ đi lối suy nghĩ hạn hẹp của mình. Lối tư duy hạn hẹp, kiểu hành động nhỏ nhen chỉ dẫn đến sự túng thiếu và không toại nguyện. Suy nghĩ khoáng đạt và hành động cao thượng sẽ mang lại cho bạn cả tiền tài lẫn ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống. Bạn có quyền lựa chọn cách sống cho mình!
5. Người giàu luôn chú trọng đến cơ hội. Người nghèo chỉ quan tâm đến trở ngại. Người giàu chịu trách nhiệm về những kết quả mình nhận được, họ đón đợi thành công vì họ tin vào khả năng và sức sáng tạo của mình. Họ luôn nhìn thấy cơ hội dành cho mình chính vì thế họ không ngần ngại chấp nhận rủi ro. Ngược lại, người nghèo luôn nghĩ đến thất bại, họ thiếu tự tin vào bản thân cũng như năng lực của mình. Họ luôn thấy trở ngại nên họ không sẵn sàng mạo hiểm. Người giàu luôn chú trọng vào những điều họ muốn trong khi người nghèo lại tập trung suy nghĩ của họ vào những điều họ không muốn. Người giàu thấy cơ hội lập tức nắm bắt lấy nó và trở nên giàu có trong khi người nghèo vẫn “đang chuẩn bị”!
6. Người giàu ngưỡng mộ những người giàu có và thành công khác. Người nghèo bực tức với những ai thành công và giàu có. Con người luôn có những thói quen cũng như định kiến của riêng mình. Ghen tức với người khác cũng là điều khó tránh ở con người. .
7. Người giàu kết giao với những người thành công và có suy nghĩ tích cực. Người nghèo giao du với những người thất bại và luôn suy nghĩ tiêu cực. Người thành công luôn biết nhìn vào những người thành công hơn mình để học hỏi. Ngược lại, người nghèo hay hồ nghi, phán xét, chỉ trích những thành quả mà người khác có được. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Bạn nên học cách chọn người để kết giao, đặc biệt là kết giao với những người lạc quan, thành đạt đồng thời tách mình ra khỏi những người có hành vi, tư tưởng tiêu cực.
8. Người giàu sẵn sàng tôn vinh bản thân và những giá trị của họ. Người nghèo suy nghĩ một cách tiêu cực về việc bán hàng và quảng bá. Đa số người giàu có là những người có tài quảng bá, sẵn sàng quảng bá cho bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào của mình với lòng đam mê và niềm hăng hái kỳ lạ! Đồng thời họ cũng biết giới thiệu các giá trị của bản thân một cách khéo léo và thu hút. Điểm mấu chốt ở đây là bạn có thích làm việc này hay không mà quan trọng hơn, bạn có tin vào những gì mình đang nói hay không. Nếu bạn tin vào các giá trị bản thân mình, bạn hoàn toàn tự tin quảng bá điều đó.
9. Người giàu muốn chinh phục những khó khăn trước mắt. Người nghèo luôn lo nghĩ về những khó khăn phía trước. Người thành đạt và giàu có luôn bình thản đón nhận và xử lý mọi vấn đề của họ, trong khi người thất bại và nghèo khó tỏ ra lúng túng trước vấn đề của mình. Bí quyết thành công, theo Havr Eker không phải là cố tránh hay chùn bước trước khó khăn mà là phải nâng bản thân mình lên để có thể đứng cao hơn bất kỳ khó khăn nào. Người nghèo luôn giữ thói quen trách móc, than phiền về những khó khăn trước mắt trong khi người giàu không lùi bước trước khó khăn, đặc biệt chẳng bao giờ họ than phiền về những khó khăn mà họ gặp phải. Tất cả quay về một điều cơ bản: bạn cần rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề của mình và như thế, tất cả với bạn sẽ là không gì cả!
10. Người giàu là người luôn biết đón nhận. Người nghèo là những người không biết tận dụng cơ hội. Nếu bạn nói bạn xứng đáng để đón nhận một điều gì đó, có nghĩa là bạn sẽ xứng đáng. Nếu bạn nói bạn không xứng đáng, có nghĩa là bạn không xứng đáng. Dù bạn chọn cách nào thì bạn cũng sẽ sống với câu chuyện cuộc đời mình. Tâm hồn rộng mở và thái độ sẵn sàng đón nhận là những yếu tố vô cùng quan trọng một khi bạn muốn tạo ra của cải cho bản thân cũng như cất giữ số của cái đó. Và đừng quên nói “Cảm ơn” với những điều bạn được đón nhận trong cuộc đời này.
11. Người giàu hướng đến suy nghĩ “cả hai”. Người nghèo chỉ nghĩ đến “một trong hai”. Nếu bạn thật sự mong muốn có cuộc sống mà không tồn tại các giới hạn thì dù ở hoàn cảnh nào đi nữa bạn cũng nên xóa bỏ lối suy nghĩ “chỉ một trong hai” và quyết tâm để có “cả hai”.
12. Người giàu chú trọng vào tài sản của họ. Người nghèo chú trọng vào thu nhập từ công việc của họ. Thước đo sự giàu có là tài sản chứ không phải thu nhập từ công việc. Tài sản là thước đo cuối cùng và chính xác nhất sự giàu có của một người. Bốn yếu tố tạo nên tài sản là: a. Thu nhập b. Tiền tiết kiệm c. Các khoản đầu tư d. Sự “đơn giản hóa” nghĩa là để dành từ các khoản bạn chi tiêu không cần thiết.
13.  bạn nên tìm và hợp tác với một nhà hoạch định tài chính giỏi để họ giúp bạn trong việc theo dõi việc tích lũy tài sản, hỗ trợ tổ chức và quản lý vốn, làm quen với các hình thức tiết kiệm và đầu tư nhằm gia tăng tài sản của mình.
14. Người giàu quản lý tiền của mình rất giỏi. Người nghèo không biết cách quản lý tiền. Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo không phải ở chỗ ai khôn ngoan hơn ai mà ở chỗ người giàu có thói quen đối với tiền khác biệt so với người nghèo và có tác dụng tích cực hơn. Chỉ cần bạn dành 10% thu nhập mỗi tháng của mình gửi vào một tào khoản tiết kiệm, sau 20 năm, số tiền đó sinh sôi thành một con số khổng lồ!
16. Người giàu bắt tiền phục vụ mình. Người nghèo làm việc vất vả để kiếm tiền. Với người giàu, mỗi đô-la đều là một hạt giống có thể trồng để tạo ra hơn 100 đô-la, rồi hạt giống ấy có thể trồng lại nhiều lần để tạo ra nhiều hơn thế.
17. Người giàu vươn lên trên sự sợ hãi để hành động. Người nghèo thường để cho nỗi sợ hãi ngăn cản hành động của mình. Hành động là “chiếc cầu nối” giữa thế giới bên trong và bên ngoài. Nhưng hành động được bắt nguồn từ suy nghĩ. Không nhất thiết phải vượt qua các nỗi sợ hãi bạn mới có được thành công. Nếu bạn chỉ sẵn sàng làm những việc đơn giản thì lập tức cuộc sống của bạn sẽ đầy rẫy những khó khăn nhưng nếu bạn sẵn sàng làm những việc khó khăn thì dường như cuộc sống lúc nào cũng đơn giản và nhẹ nhàng trước mắt bạn.
18. Người giàu luôn học hỏi và tự nâng cao kiến thức. Người nghèo nghĩ rằng họ đã biết tất cả.,mục đích của việc làm giàu không phải là để kiếm thật nhiều tiền mà để giúp bản thân phát triển thành con người tốt nhất trong khả năng có thể của mình. Những người giàu thường là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó trong khi người nghèo lo mơ về tất cả các lĩnh vực, ngay cả lĩnh vực của họ. Một người còn khả năng phát triển khi họ còn khả năng học hỏi. Đó là điều bạn không nên quên trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhất là khi bạn muốn mình trở thành một người giàu có!

Mình giàu hay nghèo

1.Người giàu quan niệm cuộc sống của mỗi người là do chính người ấy quyết định , còn người nghèo lại nghĩ cuộc sống tự nó phải đến. Như vậy muốn làm giàu chúng ta phải có niềm tin rằng: chúng ta có thể kiểm soát được mọi diễn biến trong cuộc sống, nhất là vấn đề tài chính
2.Người giàu cố gắng để thành công, còn người nghèo lại cố gắng để không thất bại. Mục đích của người nghèo là sống một cuộc sống an phận, ít biến động. Họ không có can đảm phiêu lưu, thử sức trong các lĩnh vực mới.
3.Người giàu quyết tâm làm giàu, còn người nghèo đứng ngoài để mơ mộng làm giàu. Người giàu biết rõ họ muốn gì: đó là sự giàu có. Họ đặt ra mục tiêu và kiên định với mục tiêu đó.
4.Người giàu có tầm nhìn chiến lược, còn người nghèo chỉ biết đến những thứ trước mắt. Người giàu thích tham gia vào những trò chơi lớn, còn người nghèo chỉ thích tham gia vào những việc ít thách thức. Hãy sống để mở rộng lòng mình và hòa nhập với đời, thay vì cô lập mình. Kết quả của lối suy nghĩ ích kỉ và thiển cận là nghèo túng và bất hạnh. Ngược lại những suy nghĩ thông thoáng sẽ đưa đến thành công và hạnh phúc. Vậy bạn hãy lựa chọn cho mình một cách đi ?
5.Người giàu chỉ thấy cơ hội, trong khi người nghèo chỉ thấy trở ngại khó khăn. Trong cùng một hoàn cảnh, người giàu và người nghèo suy nghĩ hoàn toàn khác nhau: người giàu nhìn đâu cũng thấy cơ hội, người nghèo nhìn đâu cũng thấy khó khăn. Người giàu nhìn thấy khả năng thành công, trong đó người nghèo chỉ thấy khả năng thất bại. Người nghèo lựa chọn lối đi dựa trên sự lo sợ, trong đầu họ luôn thường trực câu điều gì xảy ra nếu ta không thành công. Còn người giàu thì luôn tin tưởng rằng tôi sẽ thành công vì tôi buộc sự việc phải diễn ra như thế.
6 Người giàu ngưỡng mộ những người giàu khác, còn người nghèo quá ác cảm với người giàu. Người nghèo hay ghen ghét thù hằn với những người thành đạt khác, người giàu hơn họ. Người Hawai bản địa có một triết lý sống rất đẹp: hãy chúc phúc cho những thứ mà bạn muốn đạt được, nếu bạn ghen ghét nhứng thứ bạn muốn đạt được bạn sẽ không bao giờ đạt được.
7.Người giàu kết thân với những người lạc quan, còn người nghèo kết thân với những người bi quan thất bại. Người nghèo hay đem ra đánh giá, phê bình hạ thấp những thành công của người khác, họ không biết học cái hay của người giàu mà hay gán cho họ những cái xấu.
8.Người giàu luôn sẵn sàng quảng cáo cho họ, còn người nghèo quá ác cảm với việc quảng cáo. Quá ác cảm với quảng cáo là một trở ngại lớn nhất trên con đường đến với thành công. Ai không ưa thích việc buôn bán và quảng cáo người đó không thể giàu được.
9.Người giàu luôn đơn giản hóa những khó khăn, người nghèo luôn quan trọng hóa những trở ngại. Người giàu luôn xem thường những thách thức, người nghèo luôn phóng đại những khó khăn, những trở ngại. Người giàu không chịu đứng dưới trở ngại mà luôn cao hơn so với trở ngại.
10.Người giàu biết cách đón nhận, người nghèo thì ngược lại. Một lí do khiến người ta nghèo là không biết đón nhận, mặc dù họ rất giỏi cho đi. Người giàu thường rất chăm chỉ và luôn tin rằng nỗ lực của họ xứng đáng được đền bù, người nghèo cũng siêng năng không kém tuy nhiên do đã mang mặc cảm không xứng đáng nên họ cho rằng công sức bỏ ra không đáng nhận lại. Người nghèo cho rằng họ sẽ thành người tốt nếu họ không giàu, họ nghĩ rằng họ là người sống thanh cao, thiên về tinh thần hơn vật chất. Đây là suy nghĩ sai lầm, sự thật người nghèo, họ có những gì: họ chỉ có nghèo. Người giàu họ nghĩ rằng làm giàu để giúp đỡ người sa cơ hơn là trở thành người sa cơ.
11.Người giàu chọn thu nhập theo hiệu quả , còn người nghèo thích thu nhập ổn định. Người nghèo nghĩ rằng cần đảm bảo thu nhập qua ngày thế đã là hạnh phúc rồi. người giàu suy nghĩ khác họ cố gắng đầu tư kinh doanh và chờ kết quả.
12.Người giàu chọn cả hai, người nghèo chọn chỉ một. Người nghèo nghĩ rằng cuộc sống thì mênh mông, sức người thì nhỏ bé, con người không thể có được tất cả, tuy nhiên con người có thể có được tất cả những thứ mà mình muốn: bạn muốn có điều kiện tập trung vào công việc, hay muốn có nhiều thời gian vui chơi giải trí, cả hai, bạn muốn có một cuộc sống chan hòa về vật chất hay đầy đủ về tình cảm, cả hai, bạn muốn một công việc mang đến giàu sang hay công việc bạn yêu thích, cả hai. Trong những điều này người nghèo chọn chỉ một trong đó người giàu chọn cả hai. Người giàu tin rằng bằng năng lực sáng tạo của mình họ sẽ có được trọn vẹn hai mặt của cuộc sống. Trong bất kì hoàn cảnh nào họ cũng đặt ra câu hỏi làm sao để có được cả hai. Đây là cấp độ tư duy của người giàu. Người nghèo cho rằng tiền bạc và hạnh phúc là hai mặt đối lập, không thể vừa giàu vừa hạnh phúc được, đây là suy nghĩ sai lầm vì hạnh phúc và giàu sang như chân với tay, không thể so sánh như thế được. Người nghèo và trung lưu cho rằng có được tiền bạc thì phải trả giá bằng hạnh phúc vì vậy chỉ nên giữ lấy hạnh phúc và bỏ qua việc làm giàu, chính vì suy nghĩ như thế họ chẳng có gì cả.
13.Người giàu chú trọng phát triển cả một sự nghiệp, người nghèo tập trung vào thu nhập bình quân. Khi đề cập đến tiền bạc người nghèo thường hỏi nhau: thu nhập của bạn bao nhiêu một tháng, còn người giàu đề cập đến gia tài của nhau. Người giàu nói về sự giàu có dựa trên tổng giá trị tài sản bạn đang sở hữu như tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, nhà bạn đang ở , xe bạn đang đi, vv...
14.Người giàu rất giỏi quản lý tiền bạc, người nghèo thì ngược lại. Người nghèo không biết cách sử dụng tiền bạc hoặc tránh đề cập đến vấn đề tiền bạc. Tập quản lý để hình thành thói quen giữ tiền và tư tưởng quý trọng tiền bạc, quản lý tiền bạc để tích lũy, ít tích lũy thành nhiều, nhiều thành nhiều hơn nữa. Tập quản lý tiền bạc sẽ đảm bảo tự do tài chính trong tương lai.
15.Người giàu buộc tiền bạc phải làm việc cho họ, người nghèo thì buộc phải làm việc cho tiền bạc. Người giàu không phải làm việc cật lực để kiếm tiền vì người giàu làm việc một cách khôn khoan, vì họ biết biến tiền bạc làm việc cho mình. Tiền bạc là sự đánh đổi, người nghèo bỏ thời gian và công sức để đánh đổi lấy tiền bạc, còn người giàu thì khác họ biết thay đổi công sức đó bằng những dạng khác mà vẫn đổi được tiền, những dạng khác đó là công sức lao động của người khác, hệ thống các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Người giàu đặt mục tiêu: không bao giờ phải làm việc hết sức để kiếm chỉ đủ sống hay không phải làm việc cho tiền bạc nữa, làm sao cho thu nhập luôn cao gấp nhiều lần so với số tiền thực phát ra để xây dựng cuộc sống. Người nghèo làm việc sống qua ngày hôm nay, còn người giàu cũng làm việc nhưng để sống cho ngày mai, họ đầu tư cho tương lai ngay từ hôm nay, họ mua những thứ đem lại cho họ lợi nhuận. Người giàu mua bất động sản...đừng đợi đủ tiền mới mua bất động sản, mà hãy mua bất động sản rồi đợi tiền đến.
16.Người giàu hành động thay vì lo sợ, người nghèo không hành động vì lo sợ. Người nghèo chỉ dám quan sát nghiên cứu chứ không dám hành động. Sợ sệt, lo lắng và nghi ngờ là trở ngại lớn nhất không chỉ trong việc làm giàu mà trong việc mưu cầu hạnh phúc. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo. Sai lầm lớn nhất của đời người là sẵn sàng lo sợ và rút lui thay vì sẵn sàng hành động. Nếu bạn thuộc loại người này bạn sẽ chỉ mãi mãi là người sẵn sàng, có nghĩa là mãi mãi ở dạng tiềm năng.
17.Người giàu học hỏi mọi lúc mọi nơi, người nghèo luôn cho rằng họ đã biết đủ. Người nghèo luôn cho rằng: "tôi biết rồi". Người nghèo thường cố chứng tỏ cho người khác thấy rằng họ luôn đúng, họ luôn muốn đóng vai trò của người tri túc tức là hiểu rõ sự đời. Theo họ những thất bại trước kia và hoàn cảnh hiện nay của họ chỉ là do không may mắn, không gặp thời. Họ cho rằng số phận buộc họ phải long đong, nói chung họ đổ lỗi cho tất cả trừ chính bản thân họ. Trong lĩnh vực làm giàu có câu: hoặc là bạn đúng hoặc là bạn giàu, bạn không thể có cả hai.

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Cùng Nhi học cách làm giàu nhé

Điều 1: Quyết định khỏi nghiệp từ 2 bàn tay trắng đẻ trở thành một triệu phú
Trước tiên, bạn phải xác định mục tiêu cao nhất của bạn, là trở thành một triệu phú.
Tôi đi từ chỗ không có gì, chỉ là ý tưởng và rất nhiều công việc khó khăn để tạo ra một gia tài và những giá trị bền vững khác.
Bước đầu tiên là thiết lập mục tiêu. Mỗi ngày trong suốt nhiều năm, tôi đều viết ra câu này: “Tôi trị giá hơn 100.000.000 đô la”.
Điều 2: Thoát khỏi tư duy nghèo nàn
Thế giới này không thiếu tiền mà thiếu những người có suy nghĩ đúng đắn về nó. Để trở thành một triệu phú, bạn phải chấm dứt những tư duy nghèo nàn và tiêu cực. Nếu bạn chìm đắm trong đó, bạn không thể làm giàu.
Tôi biết rõ điều này bởi vì tôi đã từng trải qua. Tôi được nuôi dưỡng bởi một bà mẹ độc thân. Mẹ tôi đã làm tất cả mọi thứ để cho ba anh em chúng tôi được đến trường.
Tuy vậy, nhiều bài học mà bà dạy tôi mang đến cảm giác thiếu thốn và sợ hãi: “Con đừng bỏ lại thức ăn, ngoài kia còn có nhiều người chết đói”, “Con đừng lãng phí bất cứ thứ gì”, “Tiền không mọc trên cây con à”.
Sự giàu có và trù phú không nảy sinh từ những suy nghĩ tương tự như vậy.
" Thế giới này không thiếu tiền mà thiếu những người có suy nghĩ đúng đắn về nó. "
Điều 3: Xem việc làm giàu là một nghĩa vụ
Những người nỗ lực làm giàu từ tay trắng không chỉ vì tiền bạc mà còn vì nhu cầu được xã hội công nhận khả năng và những đóng góp của mình. Tôi luôn muốn làm giàu, nhưng tôi cũng có nhu cầu đóng góp cho xã hội tùy theo khả năng của mình.
Triệu phú không hạ mục tiêu khi gặp khó khăn, thay vào đó, họ nâng cao kỳ vọng cho chính mình bởi vì họ nhìn thấy sự khác biệt mà mình có thể đem đến cho gia đình, công ty và cộng đồng.
Điều 4: Học theo người giàu
Tôi đã nghiên cứu tất cả mọi điều về những người giàu có kể từ khi tôi 10 tuổi. Tôi đọc câu chuyện của họ và xem họ đã trải qua những gì. Họ là những cố vấn, những người thầy truyền cảm hứng cho tôi. Bạn không thể biết cách kiếm tiền từ những người không có tiền.
Có người nào đó khẳng định “Tiền sẽ không làm cho bạn hạnh phúc”, hay “Tất cả những người giàu đều tham lam”. Tôi chắc chắn những người đó không phải là những người giàu. Những người giàu có không hề có cách nhìn như vậy.
Vì thế, bạn cần biết người ta làm gì để tạo ra của cải và làm theo họ: Họ đọc sách gì? Họ đầu tư vào đâu? Điều gì thúc đẩy họ? Làm thế nào để họ luôn giữ được động lực làm việc?…
 "Người giàu mua thời gian trong khi những người ít tiền hơn phải bán đi thời gian của họ."
Điều 5: Làm việc như một người giàu
Người giàu có cách đối xử với thời gian hoàn toàn khác. Họ mua thời gian trong khi những người ít tiền hơn phải bán đi thời gian của họ.
Người giàu biết rõ thời gian có giá trị hơn tiền bạc. Do đó, họ thuê những người giỏi để làm những việc mà họ không làm được hoặc không sử dụng được thời gian hiệu quả để làm việc đó.
Người giàu luôn làm việc chăm chỉ, say mê để đạt mục tiêu, và vì thế mà họ có được vị trí như hiện nay.
Điều 6: Chuyển sự tập trung từ chi tiêu sang đầu tư
Người giàu không chi tiền vô tội vạ, họ đầu tư có tính toán. Bạn mua một căn nhà và phải trả góp. Người giàu, ngược lại, mua một tòa nhà và kiếm lời từ năm này sang năm khác. Bạn mua xe mới vì nó mang lại cho bạn sự thoải mái và phong cách. Người giàu mua xe hơi để làm ra lợi nhuận.
Điều 7: Tạo ra nhiều nguồn thu nhập
Những người giàu không bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Tôi đã kiếm được thu nhập bảy con số trong vòng nhiều năm sau khi mở công ty đầu tiên và bắt đầu đầu tư vào bất động sản.
Khi việc kinh doanh bất động sản và công ty tư vấn bắt đầu ổn định, tôi tham gia vào lĩnh vực thứ ba – phát triển kinh doanh phần mềm để giúp các nhà bán lẻ gây được thiện cảm với khách hàng.
Sau hết, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng những người giàu có muốn mọi người đều giàu có như họ. Một phần là để bất cứ ai cũng có tiền để mua hàng hóa và dịch vụ do họ cung cấp. Mặt khác, bản thân những người giàu đều tự nhận thấy họ không quá đặc biệt và luôn cho rằng của cải sẽ thuộc về bất cứ ai biết cố gắng và kiên trì. Trên đây là những kinh nghiệm làm giàu từ hai bàn tay trắng mà tôi đã đúc kết được sau nhiều năm lăn lộn trên thương trường. Có thể các bạn thấy đó là những điều rất bình thường nhưng sâu thẳm trong nó chứa nhiều giá trị mà chỉ khi bạn thành công bạn mới nhận được ra nó.