1.Người giàu quan niệm cuộc sống của mỗi người là do chính người ấy quyết định , còn người nghèo lại nghĩ cuộc sống tự nó phải đến. Như vậy muốn làm giàu chúng ta phải có niềm tin rằng: chúng ta có thể kiểm soát được mọi diễn biến trong cuộc sống, nhất là vấn đề tài chính
2.Người giàu cố gắng để thành công, còn người nghèo lại cố gắng để không thất bại. Mục đích của người nghèo là sống một cuộc sống an phận, ít biến động. Họ không có can đảm phiêu lưu, thử sức trong các lĩnh vực mới.
3.Người giàu quyết tâm làm giàu, còn người nghèo đứng ngoài để mơ mộng làm giàu. Người giàu biết rõ họ muốn gì: đó là sự giàu có. Họ đặt ra mục tiêu và kiên định với mục tiêu đó.
4.Người giàu có tầm nhìn chiến lược, còn người nghèo chỉ biết đến những thứ trước mắt. Người giàu thích tham gia vào những trò chơi lớn, còn người nghèo chỉ thích tham gia vào những việc ít thách thức. Hãy sống để mở rộng lòng mình và hòa nhập với đời, thay vì cô lập mình. Kết quả của lối suy nghĩ ích kỉ và thiển cận là nghèo túng và bất hạnh. Ngược lại những suy nghĩ thông thoáng sẽ đưa đến thành công và hạnh phúc. Vậy bạn hãy lựa chọn cho mình một cách đi ?
5.Người giàu chỉ thấy cơ hội, trong khi người nghèo chỉ thấy trở ngại khó khăn. Trong cùng một hoàn cảnh, người giàu và người nghèo suy nghĩ hoàn toàn khác nhau: người giàu nhìn đâu cũng thấy cơ hội, người nghèo nhìn đâu cũng thấy khó khăn. Người giàu nhìn thấy khả năng thành công, trong đó người nghèo chỉ thấy khả năng thất bại. Người nghèo lựa chọn lối đi dựa trên sự lo sợ, trong đầu họ luôn thường trực câu điều gì xảy ra nếu ta không thành công. Còn người giàu thì luôn tin tưởng rằng tôi sẽ thành công vì tôi buộc sự việc phải diễn ra như thế.
6 Người giàu ngưỡng mộ những người giàu khác, còn người nghèo quá ác cảm với người giàu. Người nghèo hay ghen ghét thù hằn với những người thành đạt khác, người giàu hơn họ. Người Hawai bản địa có một triết lý sống rất đẹp: hãy chúc phúc cho những thứ mà bạn muốn đạt được, nếu bạn ghen ghét nhứng thứ bạn muốn đạt được bạn sẽ không bao giờ đạt được.
7.Người giàu kết thân với những người lạc quan, còn người nghèo kết thân với những người bi quan thất bại. Người nghèo hay đem ra đánh giá, phê bình hạ thấp những thành công của người khác, họ không biết học cái hay của người giàu mà hay gán cho họ những cái xấu.
8.Người giàu luôn sẵn sàng quảng cáo cho họ, còn người nghèo quá ác cảm với việc quảng cáo. Quá ác cảm với quảng cáo là một trở ngại lớn nhất trên con đường đến với thành công. Ai không ưa thích việc buôn bán và quảng cáo người đó không thể giàu được.
9.Người giàu luôn đơn giản hóa những khó khăn, người nghèo luôn quan trọng hóa những trở ngại. Người giàu luôn xem thường những thách thức, người nghèo luôn phóng đại những khó khăn, những trở ngại. Người giàu không chịu đứng dưới trở ngại mà luôn cao hơn so với trở ngại.
10.Người giàu biết cách đón nhận, người nghèo thì ngược lại. Một lí do khiến người ta nghèo là không biết đón nhận, mặc dù họ rất giỏi cho đi. Người giàu thường rất chăm chỉ và luôn tin rằng nỗ lực của họ xứng đáng được đền bù, người nghèo cũng siêng năng không kém tuy nhiên do đã mang mặc cảm không xứng đáng nên họ cho rằng công sức bỏ ra không đáng nhận lại. Người nghèo cho rằng họ sẽ thành người tốt nếu họ không giàu, họ nghĩ rằng họ là người sống thanh cao, thiên về tinh thần hơn vật chất. Đây là suy nghĩ sai lầm, sự thật người nghèo, họ có những gì: họ chỉ có nghèo. Người giàu họ nghĩ rằng làm giàu để giúp đỡ người sa cơ hơn là trở thành người sa cơ.
11.Người giàu chọn thu nhập theo hiệu quả , còn người nghèo thích thu nhập ổn định. Người nghèo nghĩ rằng cần đảm bảo thu nhập qua ngày thế đã là hạnh phúc rồi. người giàu suy nghĩ khác họ cố gắng đầu tư kinh doanh và chờ kết quả.
12.Người giàu chọn cả hai, người nghèo chọn chỉ một. Người nghèo nghĩ rằng cuộc sống thì mênh mông, sức người thì nhỏ bé, con người không thể có được tất cả, tuy nhiên con người có thể có được tất cả những thứ mà mình muốn: bạn muốn có điều kiện tập trung vào công việc, hay muốn có nhiều thời gian vui chơi giải trí, cả hai, bạn muốn có một cuộc sống chan hòa về vật chất hay đầy đủ về tình cảm, cả hai, bạn muốn một công việc mang đến giàu sang hay công việc bạn yêu thích, cả hai. Trong những điều này người nghèo chọn chỉ một trong đó người giàu chọn cả hai. Người giàu tin rằng bằng năng lực sáng tạo của mình họ sẽ có được trọn vẹn hai mặt của cuộc sống. Trong bất kì hoàn cảnh nào họ cũng đặt ra câu hỏi làm sao để có được cả hai. Đây là cấp độ tư duy của người giàu. Người nghèo cho rằng tiền bạc và hạnh phúc là hai mặt đối lập, không thể vừa giàu vừa hạnh phúc được, đây là suy nghĩ sai lầm vì hạnh phúc và giàu sang như chân với tay, không thể so sánh như thế được. Người nghèo và trung lưu cho rằng có được tiền bạc thì phải trả giá bằng hạnh phúc vì vậy chỉ nên giữ lấy hạnh phúc và bỏ qua việc làm giàu, chính vì suy nghĩ như thế họ chẳng có gì cả.
13.Người giàu chú trọng phát triển cả một sự nghiệp, người nghèo tập trung vào thu nhập bình quân. Khi đề cập đến tiền bạc người nghèo thường hỏi nhau: thu nhập của bạn bao nhiêu một tháng, còn người giàu đề cập đến gia tài của nhau. Người giàu nói về sự giàu có dựa trên tổng giá trị tài sản bạn đang sở hữu như tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, nhà bạn đang ở , xe bạn đang đi, vv...
14.Người giàu rất giỏi quản lý tiền bạc, người nghèo thì ngược lại. Người nghèo không biết cách sử dụng tiền bạc hoặc tránh đề cập đến vấn đề tiền bạc. Tập quản lý để hình thành thói quen giữ tiền và tư tưởng quý trọng tiền bạc, quản lý tiền bạc để tích lũy, ít tích lũy thành nhiều, nhiều thành nhiều hơn nữa. Tập quản lý tiền bạc sẽ đảm bảo tự do tài chính trong tương lai.
15.Người giàu buộc tiền bạc phải làm việc cho họ, người nghèo thì buộc phải làm việc cho tiền bạc. Người giàu không phải làm việc cật lực để kiếm tiền vì người giàu làm việc một cách khôn khoan, vì họ biết biến tiền bạc làm việc cho mình. Tiền bạc là sự đánh đổi, người nghèo bỏ thời gian và công sức để đánh đổi lấy tiền bạc, còn người giàu thì khác họ biết thay đổi công sức đó bằng những dạng khác mà vẫn đổi được tiền, những dạng khác đó là công sức lao động của người khác, hệ thống các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Người giàu đặt mục tiêu: không bao giờ phải làm việc hết sức để kiếm chỉ đủ sống hay không phải làm việc cho tiền bạc nữa, làm sao cho thu nhập luôn cao gấp nhiều lần so với số tiền thực phát ra để xây dựng cuộc sống. Người nghèo làm việc sống qua ngày hôm nay, còn người giàu cũng làm việc nhưng để sống cho ngày mai, họ đầu tư cho tương lai ngay từ hôm nay, họ mua những thứ đem lại cho họ lợi nhuận. Người giàu mua bất động sản...đừng đợi đủ tiền mới mua bất động sản, mà hãy mua bất động sản rồi đợi tiền đến.
16.Người giàu hành động thay vì lo sợ, người nghèo không hành động vì lo sợ. Người nghèo chỉ dám quan sát nghiên cứu chứ không dám hành động. Sợ sệt, lo lắng và nghi ngờ là trở ngại lớn nhất không chỉ trong việc làm giàu mà trong việc mưu cầu hạnh phúc. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo. Sai lầm lớn nhất của đời người là sẵn sàng lo sợ và rút lui thay vì sẵn sàng hành động. Nếu bạn thuộc loại người này bạn sẽ chỉ mãi mãi là người sẵn sàng, có nghĩa là mãi mãi ở dạng tiềm năng.
17.Người giàu học hỏi mọi lúc mọi nơi, người nghèo luôn cho rằng họ đã biết đủ. Người nghèo luôn cho rằng: "tôi biết rồi". Người nghèo thường cố chứng tỏ cho người khác thấy rằng họ luôn đúng, họ luôn muốn đóng vai trò của người tri túc tức là hiểu rõ sự đời. Theo họ những thất bại trước kia và hoàn cảnh hiện nay của họ chỉ là do không may mắn, không gặp thời. Họ cho rằng số phận buộc họ phải long đong, nói chung họ đổ lỗi cho tất cả trừ chính bản thân họ. Trong lĩnh vực làm giàu có câu: hoặc là bạn đúng hoặc là bạn giàu, bạn không thể có cả hai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét