|GIẢI TRÍ VÀ VUI CƯỜI CÙNG SÂM NHUNG

oh

oh

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Nhi gởi quà cho bác giai 40 tuổi, bác BB 55 tuổi

Những bệnh lý cần lưu ý ở nam giới ngoại tứ tuần

Bước qua tuổi 40, đa số đàn ông cảm thấy cơ thể có sự thay đổi rõ rệt so với lúc trẻ. Dấu hiệu thường gặp nhất là mỗi khi đọc, họ phải để sách, báo thật xa hoặc đeo kính lão thì mới thấy rõ. Nguyên nhân là mắt đã bắt đầu lão hóa do phải làm việc suốt nhiều năm.

Sau đây là những vấn đề sức khoẻ thường gặp khác của nam giới ngoài 40 tuổi:
1. Cao huyết áp

Một ngày nào đó, nếu đột nhiên bạn cảm thấy nhức đầu dai dẳng trong nhiều giờ, chạy bộ xa nhanh mệt thì đó là lúc bạn cần lưu ý đến chỉ số huyết áp của mình. Qua hàng chục năm làm việc, mạch máu của bạn bắt đầu cứng lại. Nếu máu lưu thông khó khăn hơn, áp lực tăng thì rất có thể bạn bắt đầu bị cao huyết áp. Về đo huyết áp, bạn cần đo lúc nghỉ (ít ra là 5 phút), ngày 3 lượt: sáng, trưa, chiều, mỗi lượt đo 3 lần. Nếu chỉ số huyết áp trung bình của bạn trên 140/90 nghĩa là bạn bị cao huyết áp.
Đây là bệnh nguy hiểm với mọi lứa tuổi, nhất là khi bạn đã quá tuổi 50-60. Nó gây ra các biến chứng đột ngột, đe dọa tử vong như nhũn não, xuất huyết não. Do vậy, khi huyết áp bắt đầu cao, bạn nên đi khám, cân lại trọng lượng xem mình có béo phì không.
Muốn tránh huyết áp cao, bạn nên ăn bớt mặn, bớt chất béo và năng tập thể dục hằng ngày. Thử đi xe đạp mỗi ngày độ vài km, bỏ hẳn xe máy, có thể huyết áp sẽ trở lại bình thường mà không cần đến viên thuốc nào cả. Các môn đi bộ, chạy bộ không giảm được huyết áp nhiều, còn môn cầu lông, tennis chỉ càng làm huyết áp tăng thêm.
2. Bệnh gút
Nếu bạn có thể trạng hơi béo, thích uống bia, cần nghĩ đến bệnh gút khi thấy đau khớp (nhất là các khớp hạ chi) hoặc khi khớp gốc ngón chân cái sưng, đỏ, đau lúc về sáng. Bạn nên thử máu và có thể sẽ thấy lượng axit uric máu trên 7 mg%.
3. Xơ gan
Nhiều bạn có quan niệm sai lầm rằng chỉ rượu mới có hại, còn bia rất bổ và tốt cho sức khoẻ. Thực ra, 3 ly bia cũng có tác hại bằng 1 ly rượu. Nếu uống quá nhiều rượu bia, gan bạn sẽ bị hóa mỡ. Ở giai đoạn đầu, bệnh còn dễ chữa nếu bạn kiêng hẳn bia rượu. Nếu vẫn tiếp tục uống, bạn sẽ bị xơ gan, vô phương cứu chữa.
4. Tiểu đường

Vào tuổi này, bệnh tiểu đường hay xuất hiện ở người béo phì. Nhiều bạn cứ tưởng rằng ăn nhiều đường, chất ngọt thì sẽ mắc bệnh. Thực ra, cơ thể chúng ta có một cơ chế điều hòa thật hữu hiệu. Nếu bạn ăn đường nhiều, phần dư sẽ được dự trữ ở gan dưới dạng glycogen, khiến lượng đường trong máu lúc nào cũng là 1 g/l. Khi bạn ăn ít đi, cơ thể sẽ lấy glycogen dự trữ ở gan ra dùng lại dưới dạng glucose.
Bệnh tiểu đường xuất hiện khi cơ chế trên bị rối loạn. Bạn phải uống thuốc hạ đường huyết hằng ngày suốt đời nếu không muốn bị các biến chứng tai hại về thần kinh, mắt, thận... rất khó chữa.
5. Các bệnh do thuốc lá
Bạn nghiện thuốc lá? Nên bỏ sớm nếu muốn sống lâu. Thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, khí thũng phổi, tâm phế mãn, tắc các mạch máu đầu chi...
Trong bệnh nhồi máu cơ tim, một phần mạch vành chở máu nuôi cơ tim bị bít tắc, gây hoại tử cơ tim. Khi tim co bóp, phần cơ hoại tử sẽ bị lủng, gây vỡ tim. Máu lan tràn rất nhanh vào lồng ngực làm bệnh nhân tử vong đột ngột.
6. Các bệnh do làm việc nặng

Đừng bao giờ làm quá sức mình. Nếu không, đến một ngày nào đó, sau khi khiêng nặng, bạn sẽ bị cụp xương sống và đứng lên không được. Chứng đau thần kinh tọa hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh tọa cũng có thể xảy ra sau khi quá gắng sức. Cơn đau này đặc biệt khởi đầu từ một bên hông, lan qua mông xuống một bên chân, bàn chân.
7. Mất ngủ
Càng nhiều tuổi, bạn càng thấy giấc ngủ mình ngắn dần, hay thức dậy sớm (3-4 giờ sáng). Điều đó báo hiệu bạn đã bị chứng mất ngủ ở người cao tuổi. Nên tắm nước ấm, tập thể dục nhẹ, không ăn trái cây lúc chiều tối, ngủ nơi yên tĩnh, tránh đọc sách hay xem phim căng thẳng, bạn sẽ ngủ tốt hơn.
8. Đục thủy tinh thể
Nếu bạn cảm thấy mắt mờ dần, không còn nhìn xa hay gần được nữa thì có thể bạn đã bị cườm (đục thủy tinh thể), phải đến khám bác sĩ. Khi cườm đã chín hay già, bác sĩ sẽ mổ lấy thủy tinh thể đục ra và đặt vào một thủy tinh thể nhân tạo, giúp bạn trông rõ trở lại.
9. Thoái hoá khớp

Sau bao năm hoạt động, khi đến tuổi này, các khớp xương của bạn bắt đầu bị lão hóa. Nếu cảm thấy đau lưng, mỏi gối, có thể bạn đã bị thoái hóa khớp. Việc uống thuốc kháng viêm sẽ giúp giảm đau phần nào nhưng bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi không sao khỏi hẳn được.
10. U xơ tiền liệt tuyến
Nếu tình cờ bạn cảm thấy tiểu khó, sức rặn yếu đi, hãy đi siêu âm hoặc khám ở bác sĩ ngoại khoa để phát hiện sớm bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Khi được phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ chèn ép ống thoát tiểu, bạn sẽ đi tiểu thoải mái ngay.
Bạn cũng có thể vô tình thấy một khối u mềm ở bìu hay bẹn, đó là do cơ thành bụng đã yếu, gây bệnh sa ruột hay thoát vị. Không có gì phải lo ngại; hãy đến khám bác sĩ ngoại khoa. Bác sĩ sẽ mổ kéo ruột lên và may thành bụng chắc lại.
11. Ung thư dạ dày
Cũng vào tuổi này, khi bạn thấy ăn uống không còn ngon, đôi lúc muốn nôn, ngày càng thiếu máu, da nhợt nhạt, cần nghĩ ngay đến một bệnh ác tính là ung thư dạ dày. Phải chụp hình kiểm tra dạ dày để phát hiện bệnh thật sớm. Đừng để quá trễ; đến khi sờ thấy một khối u cứng ở bụng thì bác sĩ đã không thể giúp gì cho bạn được.
12. Khả năng tình dục suy giảm
Nếu thấy quan hệ tình dục không còn thoải mái, bạn không nên mặc cảm rồi tự mua Viagra dùng. Do Viagra là thuốc giãn mạch nên cần hết sức cẩn thận với người có tiền sử cao huyết áp, tim mạch. Nếu dùng không đúng, nó có thể gây tử vong đột ngột.
BS Dương Minh Hoàng, Sức Khoẻ & Đời Sống

Tìm hiểu và PHÒNG NGỪA ĐAU THẰT LƯNG

PHÒNG NGỪA ĐAU THẰT LƯNG
BS. PHAN HỮU PHƯỚC
Thạc sĩ Lão khoa - BV Nguyễn Trãi
Cột sống chúng ta có từ 32 đến 34 đốt sống: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt xương cùng, 3-5 xương cụt. Trong các thành phần này, khớp ở đốt sống thắt lưng giúp chúng ta có nhiều cử động linh hoạt uyển chuyển nhất như cuối gập người, ngửa lưng, xoay người...
Do có nhiều cử động nên đốt sống thắt lưng cũng rất dễ bị tổn thương. Nếu trong cuộc sống chúng ta không lưu ý tránh những tư thế làm việc, học tập, động tác không đúng có thể gây hại tổn thương cho cột sống thì tình trạng đau thắt lưng sẽ xảy ra. Trong đời người ai cũng có ít nhất 1 lần đau thắt lưng nên chúng ta cần nhớ nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng không chỉ ở cột sống mà còn có thể do tổn thương thần kinh tọa, cơ, dây chằng thắt lưng mà chúng ta sẽ đề cập trong bài viết này. Tuy nhiên, đau thắt lưng cũng có thể do các tạng trong ổ bụng như thận, niệu quản, ruột, phần phụ ở phụ nữ sẽ được đề cập trong bài viết khác.
Đau do nguyên nhân cột sống, thần kinh, cơ vùng thắt lưng có một số đặc điểm như: cảm giác đau nông vùng gần cột sống, đau liên tục, đau có liên quan đến tư thế như đứng hay ngồi lâu hay khi làm việc nhiều. Đau khu trú ngang thắt lưng đôi khi lan xuống 1 hoặc 2 chân khi thần kinh tọa bị ảnh hưởng. Khác với đau do thận và niệu quản thường đau từng cơn, có lúc rất dữ dội không liên quan đến tư thế, đau có thể kèm theo sốt hay bí tiểu...
Đau thắt lưng do cột sống thần kinh cơ ở thắt lưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi ngành nghề.
Nguyên nhân gây đau thắt lưng có thể gặp là:

? Tổn thương ở đốt sống như: vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống, viêm cột sống cứng khớp, thoát vị đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống...

? Do tổn thương thần kinh ở cột sống như: viêm thần kinh do siêu vi, hội chứng Guilain-Barre, giang mai thần kinh, hay dây thần kinh vùng cột sống bị chèn ép bởi gai cột sống, bởi đĩa đệm của cột sống bị thoát vị...

? Do cơ, dây chằng như: viêm cơ, giãn đứt dây chằng.

Trong các nguyên nhân này, thường gặp nhất là do tổn thương cột sống do tư thế sai lâu ngày dẫn đến vẹo cột sống, chấn thương cột sống khi làm việc, thoát vị đĩa đệm, giãn đứt dây chằng, thoái hóa cột sống. Hầu hết các nguyên nhân này chúng ta đều có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp như sau:
- Ngồi làm việc, học tập đúng tư thế, nhất là các đối tượng học sinh, tài xế, người làm văn phòng... Khi ngồi cố gắng giữ thẳng lưng, không cúi gập người về phía trước, cũng đừng quá ưỡn lưng về phía sau.
- Khi nhắc vật nặng cũng phải giữ đúng tư thế: ngồi xuống thẳng lưng, 2 tay nhắc vật nặng lên từ từ, không nên khum lưng cúi người để nhắc vật nặng.
- Trước khi chơi thể thao phải khởi động khớp kỹ toàn bộ các khớp. Thời gian khởi động khớp đầy đủ là từ 15-30 phút. Nếu quá ngắn vài phút thì không có tác dụng. Khi chơi thể thao, cần học tập, luyện tập đúng bài bản tránh những tư thế, động tác sai gây hại cho khớp, cột sống lưng.
- Tránh những cử động mạnh và đột ngột khi chơi làm việc hay chơi thể thao vì những động tác này sẽ gây hại cho cơ, khớp và cột sống.
- Cân nặng dư thừa, tình trạng béo phì cũng rất dễ bị đau lưng do cột sống thắt lưng thường xuyên phải chịu trọng lượng dư của cơ thể.
- Nằm ngủ đúng tư thế trên ván phẳng hay nệm mỏng, không nên nằm trên nệm quá dày, lưng cong. Không nên nằm sấp hay nằm nghiêng với chân co sát lên ngực.

Ngoại cố của Nhi 60 tuổi, bệnh nặng, nhưng không muốn chết,phải làm sao BS?


vcccvvvvv

vcccvvv
VÌ SAO CON NGƯỜI KHÔNG BÂT TỬ?
BS. VŨ HƯỚNG VĂN
Để trả lời câu hỏi này nhiều nhà khoa học đã ra sức nghiên cứu. Có nhiều người cho rằng đời người là một khối lượng vật chất và cuộc đời tồn tại như một ngọn nến được đốt lên khi chào đời và sẽ tắt khi nến cháy hết. Hoặc như chiếc đồng hồ chạy pin, khi pin hết đồng hồ ngừng lại. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu thí nghiệm cho phép đưa ra các lý thuyết gen về sự lão hóa. Theo đó cuộc sống và cái chết đã được lập chương trình saün bởi gen di truyền, tựa như trong mỗi chúng ta đã có saün "đồng hồ gen" ấn định tuổi thọ.
Con số 50 nghiệt ngã
Một số nhà khoa học cho rằng sự điều hòa chức năng, kể cả sự lão hóa được kiểm soát không phải bởi các đồng hồ sinh học đặc biệt vốn có của toàn cơ thể mà rất nhiều "đồng hồ" đặt ở trong từng tế bào. Bằng chứng cho điều đó là sự phát kiến vào năm 1961 của Tiến sĩ Hayflik ở trường Đại học Tổng hợp Florida (Mỹ). Trước đây các nhà khoa học vẫn cho rằng, các tế bào trong các mô nuôi cấy có số lần phân chia không hạn chế, tức là bất tử. Nhưng Hayflik đã chứng minh rằng chỉ có các tế bào ung thư mới bất tử, còn các tế bào bình thường chỉ phân chia đến giới hạn 50 ? 10 lần rồi ngừng phân chia và chết đi. Nếu như dùng nhiệt độ rất thấp để làm ngừng phân chia, rồi một thời gian sau lại hoạt hóa cho nó phân chia trở lại, nó vẫn nhớ số lần phân chia trước khi ngừng và tiếp tục phân chia đến con số giới hạn là thôi. Ông ta đã làm đông lạnh kỹ càng loại tế bào đã chia được 30 lần. Cái gì đã xảy ra? Các tế bào "vẫn nhớ" là chúng đã phân chia bao nhiêu lần, còn phải phân chia bao nhiêu lần nữa và sau khi đã tan băng chúng chỉ thực hiện có 20 lần chia nữa rồi ngừng lại. Phân chia đầy đủ 50 lần chỉ có ở các tế bào bào thai, còn các tế bào ở người lớn thì người càng già số lần phân chia còn lại càng ít. Hiệu ứng này về sau được mang tên Hayflik (hiệu ứng Hâyphơlich). Nhưng tác giả của phát minh này cũng như nhiều nhà khoa học khác một thời gian dài sau đó không giải thích được nguyên nhân hành động này của tế bào.
Chuỗi xoắn kép so le
Để hiểu vấn đề này, hãy nói vài lời về ADN. Phân tử ADN được cấu thành từ 2 chuỗi xoắn polynucleotit, chuỗi nọ xoắn quanh chuỗi kia tạo nên chuỗi xoắn kép, do 2 nhà khoa học trẻ Watson và Crick tìm ra và đã được giải thưởng Nobel.
Cho đến năm 1973 nhà khoa học Alexei Olovnikov (Liên Xô cũ) đưa ra giả thuyết là cứ mỗi lần phân chia của tế bào, phân tử ADN (Axit Dezoxyribonucleic) lại ngắn đi một ít. Khi sự rút ngắn này đụng đến một gen quan trọng cho sự sống thì tế bào chết. Ông giải thích sự "tam sao thất bản" này như sau: Các phân tử ADN của mỗi tế bào khi phân chia thì hai sợi xoắn kép giãn ra, tách đôi để tạo ra chuỗi xoắn mới, với hai dãy enzym tích tụ từ quá trình này không đủ khả năng lặp lại toàn bộ cả hai sợi phân tử ADN. Một trong hai sợi xoắn kép bao giờ cũng bị ngắn hơn sợi kia. Cứ mỗi lần tách ra là phân tử ADN lại mất một ít thành phần của nó giống như "miếng da lừa" (trong tác phẩm của Banzăc, nhà văn vĩ đại, người Pháp) của chàng họa sĩ nọ biết thực hiện lời nguyện của chàng, nhưng cứ sau mỗi lần ước là miếng da lại co nhỏ đi. Sự co ngắn không tránh khỏi của các phân tử ADN được Olovnikov gọi là sự "co mép lề" hay "cắt khúc cuối" (marginotomie). Ông giải thích hiện tượng này như sau: các chuỗi ADN con được tạo thành do di chuyển của men ADN - Polymeraza dọc theo chuỗi mẹ. Các trung tâm nhận biết và trung tâm xúc tác của men này nằm cách nhau. Khi trung tâm nhận biết (ví như đầu tàu hỏa) đi đến chuỗi ADN mẹ thì trung tâm xúc tác (toa cuối đoàn tàu) ngừng ở cách đoạn cuối ADN một khoảng và khoảng còn lại đó không được sao chép. ADN còn bị thu ngắn là do việc tổng hợp các chuỗi sao chép được bắt đầu với những phân tử ARN (Axit Ribonucleic) ngắn. Sau khi tổng hợp xong chuỗi sao chép ARN được loại ra, vì vậy bản sao thường ngắn hơn bản gốc.
Thước đo cuộc đời
Hiện tượng "co mép lề" ADN đã có nhiều cố gắng chứng minh, tuy nhiên có diễn ra như thế nào thì cho đến nay các phương tiện thực nghiệm chưa cho phép khẳng định chính xác. Điều này đã khiến nhiều nhà khoa học rất quan tâm. Nhà khoa học nữ Barbara Mc Clintock người được giải thưởng Nobel về y học, khi nghiên cứu về ngô đã thấy rằng nhiễm sắc thể (có trong nhân tế bào, chúng được tạo thành từ ADN, ARN, và protein) trở nên không ổn định một cách lạ lùng khi chúng bị phân chia ra.
Herman Muller, người cũng từng được giải Nobel cũng có những nhận định tương tự Barbara khi nghiên cứu loài ruồi giấm. Ở các đầu mút của nhiễm sắc thể bình thường phải tồn tại một cấu trúc phân tử nào đó có tác dụng ổn định chúng. Và Herman Muller gọi chúng là "telomeres" (theo tiếng Hy Lạp telo có nghĩa là cuối ; còn meres phần). Chính telomeres nằm ở chuỗi tế bào sẽ chết, chiều dài của telomeres tỷ lệ với tuổi thọ này không? Nhiều phòng thí nghiệm ở Mỹ và một số nước hiện đang lao vào tìm lời giải đáp.
Các telomeres như một thứ bảo hiểm làm chậm hiệu ứng của thời gian đối với các nhiễm sắc thể. Ngày nay với những kỹ thuật hiện đại, người ta đã có thể tách riêng các telomeres ra khỏi chuỗi ADN làm rõ sự rút ngắn telomeres, cũng như đo được nhịp điệu co ngắn của telomeres chia tế bào. Người có tuổi càng cao thì telomeres của họ càng ngắn. Theo tính toán telomeres của nguyên bào sợi của người nơi sản sinh ra chất colagen cứ mỗi năm mất khoảng 20 phân tử. Khi các telomeres trở nên quá ngắn thì các nhiễm sắc thể sẽ kém bền vững, chúng không thể bám vào được màng nhân tế bào, chúng bị dính vào nhau và có hình dạng kỳ dị. Hậu quả là các tế bào không thể phân chia được nữa. Các nhà nghiên cứu đang bắt đầu đánh giá kích thước của telomeres như một "thước đo" chuẩn xác tuổi thọ của các tế bào. Thậm chí nhà khoa học Calvin Harley còn cho rằng nếu khi sinh ra telomeres của một người nào đó ngắn hơn bình thường, thì các tế bào của người đó sẽ có tuổi thọ ngắn hơn một cách tương ứng.
Có lẽ không lâu nữa khoa học sẽ tìm ra "thước đo cuộc đời" - bản chất của vấn đề tuổi thọ để tìm cách tăng thời gian sống cho loài người.

Cùng Nhi tìm hiểu bệnh tai biến mạch máu não

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
BS. PHAN HỮU PHƯỚC
Thạc sĩ lão khoa - BV Nguyễn Trãi
Tai biến mạch máu não là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Bệnh thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Trong các thống kê về bệnh tật của OMS, tai biến mạch máu não được coi là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của 54/57 nước có thống kê. Trên 40 nước, tai biến mạch máu não được coi là một trong ba nguyên nhân gây tử vong cao nhất.
Theo Tổ chức y tế thế giới tai biến mạch máu não được định nghĩa như sau:
+ Biểu hiện các rối loạn về chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nửa người, nói đớ, nuốt bị sặc. xuất hiện nhanh, đột ngột.
+ Các rối loạn chức năng này thường tồn tại quá 24 giờ.
+ Các khám xét và thăm dò đã loại trừ nguyên nhân sang chấn thương sọ não.
+ Dựa vào tiến triển của bệnh theo thời gian trong 2 đến 3 tuần đầu người ta phân tai biến mạch máu não ra 5 loại như sau:
1. Khỏi hoàn toàn trước 24 giờ: Gọi là thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Hiện nay coi là yếu tố nguy hiểm, không phải là tai biến mạch máu não thực sự. Những người này có thể bị tai biến mạch máu não thực sự sau đó nếu không quan tâm đến việc điều trị và phòng ngừa.
2. Khỏi hoàn toàn sau 24 giờ bị liệt gọi là thiếu máu não có hồi phục.
3. Khỏi một phần và di chứng kéo dài.
4. Không hồi phục hoặc nặng lên liên tục.
5. Tử vong.
Tai biến mạch máu não có biểu hiện gì ?


Trên thực tế người bị tai biến mạch máu não có 2 dạng thường gặp là nhũn não và xuất huyết não, cả 2 dạng này đều có những biểu hiện chung sau đây:
* Rối loạn về tri giác: Có nhiều trường hợp người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng đa số là có tri giác giảm sút như: lơ mơ, ngủ gà đôi khi là hôn mê.
* Rối loạn về vận động như: Liệt nửa người, nếu nặng người không tự đi lại được, trường hợp nhẹ người bệnh đi khó khăn khi đi hay bị rớt dép, liệt mặt cùng bên với bên bị liệt, liệt các cơ hầu họng làm cho người bệnh nuốt khó khăn khi ăn uống dễ bị sặc, thức ăn rớt vào đường hô hấp gây nghẹt thở có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Ngoài ra người bệnh có thể bị tình trạng nói khó, hay không nói được, tiêu tiểu cũng không điều khiển được.
Nguyên nhân của tai biến mạch máu não


Trên thực tế rất khó xác định nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não, với phương tiện chẩn đoán hiện đại là CT-Scan chúng cũng chỉ có thể xác định được dạng tai biến mạch máu não là nhũn não hay xuất huyết não chứ không xác định được nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não. Về mặt lý thuyết người ta nhận thấy xuất huyết não hay chảy máu trong là do vỡ động mạch ở não (có thể do huyết áp cao làm vỡ động mạch não hoặc do vỡ mạch máu não bị dị dạng bẩm sinh). Nhũn não thường mạch máu não bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này do nhiều lý do trong đó có liên quan đến xơ vữa động mạch, một số bệnh tim mạch tạo ra cục máu đông trong tim theo dòng máu lên não làm tắc động mạch não.
Một số vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc người bị tai biến mạch máu não:


* Tình trạng liệt cơ hầu họng làm cho nuốt khó khăn, dễ bị sặc khi ăn uống, gây tai biến hít vào phổi. Trường hợp nhẹ thì viêm phổi, nặng hơn là nghẹt đường hô hấp gây ngừng thở và tử vong. Khi cho ăn thức ăn nên xay nhuyễn, lỏng dễ nuốt nhưng cần nhớ là phải chứa đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng ăn quá dễ sặc, bác sĩ sẽ cho đặt ống ăn từ mũi xuống dạ dày.
* Loét xương cụt dễ xảy ra vì bệnh nhân bị liệt nằm một chỗ, không tự xoay xở được và tình trạng tai biến làm rối loạn thần kinh mạch máu dinh dưỡng da. Vì vậy người chăm sóc nên xoay trở bệnh nhân thường xuyên.
* Nhiễm trùng phổi hay gặp vì tình trạng liệt làm người bệnh nằm nhiều không thể hít thở sâu được, cộng với sự tiết nhiều đàm nhớt làm cho phổi thường xuyên bị ứ đọng các chất tiết này dễ dẫn đến nhiễm trùng. Để tránh những biến chứng này, người chăm sóc nên đỡ người bệnh ngồi dậy, nhắc người bệnh hít thở sâu và vỗ lưng. Vỗ lưng là việc làm rất đơn giản mà có hiệu quả. Cách vỗ lưng đúng như sau: Đỡ người bệnh ngồi dậy, xếp kín các ngón tay, lòng bàn tay hơi khum, vỗ đều hai bên lưng từ giữa lưng lên hai vai. Tránh động tác sai là xòe bàn tay đánh vào lưng người bệnh.
* Đau khớp vai bên bị liệt vì khi ngồi trọng lượng cánh tay kéo khớp vai sệ xuống và khi đỡ ngồi người nhà hay nắm tay bên liệt kéo bệnh nhận ngồi dậy dẫn đến giãn khớp vai. Để tránh biến chứng này, các bệnh nên treo tay bên liệt bằng miếng vải hình tam giác hay dùng một khăn lông lớn. Khi đỡ ngồi thì nâng phía sau cổ không nên kéo tay bên liệt.
Phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạch máu não


Vấn đề phục hồi chức năng có ý nghĩa rất lớn với người bệnh tai biến mạch máu não, có ý nghĩa kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Mục tiêu của phục hồi chức năng là chống teo cơ và cứng khớp giúp tăng phần nào sức cơ. Phục hồi chức năng gồm các vấn đề chính sau đây:
Trong trường hợp liệt nặng hoàn toàn nên tập thụ động tại giường. Tập tất cả các khớp từ khớp ở ngón tay, ngón chân đến các khớp lớn như khớp vai khớp háng. Tập mỗi lần 15 - 30 phút ngày 2 - 3 lần.
Trong trường hợp liệt bán phần, người bệnh còn cử động được nhưng khó khăn thì cần tập trợ giúp nghĩa là cho người bệnh tập bình thường, khi thấy động tác nào khó khăn thì giúp cho người bệnh cử động hết tầm hoạt động của khớp. Trong những trường hợp này đôi khi phải dùng thêm dụng cụ trợ giúp.
Còn nếu liệt nhẹ người bệnh còn tự sinh hoạt được có thể tự tập luyện theo hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu, vài lần sau tự tập. Khi thuần phục cần học thêm những bài tập khác cao cấp hơn. Lưu ý tập dáng đi đúng đẹp, không cần đi nhanh. Tránh dáng đi tự phát không nhấc chân lên cao dáng đi chân phát cỏ.
Điều trị cấp cứu


Trong điều trị cấp cứu bác sĩ sẽ cho các thuốc sau đây:
- Thở oxy
- Thuốc ổn định huyết áp
- Thuốc chống hiện tượng phù ở não
- Cung cấp vitamin và chất khoáng
- Thuốc chữa các bệnh đi kèm như tiểu đường, hay biến chứng của bệnh viêm phổi, loét. Trong chăm sóc cấp cứu việc xoay xở chống loét, hút đàm nhớt ở phổi thường xuyên, vỗ lưng để tránh ứ đọng ở phổi có ý nghĩa rất lớn.
Phòng ngừa tai biến mạch máu não và phòng ngừa tai biến tái phát bằng cách thực hiện tốt các việc sau đây


Ngừng hút thuốc lá: Thuốc lá là nguy cơ chính của bệnh mạch máu có thể dẫn đến tai biến mạch máu não.
Điều trị tốt bệnh cao huyết áp: Cao huyết áp là nguyên nhân chính gây ra xuất huyết não. Cao huyết áp cũng là yếu tố làm tăng tốc xơ vữa động mạch tạo thuận lợi cho tình trạng nhũn não.
Tiểu đường cũng là yếu tố nguy cơ chủ yếu của mảng xơ vữa động mạch lớn và gây thiếu máu lên não. Tăng cholesterol máu cùng với tăng triglyceride máu cũng thường phối hợp với tai biến mạch máu não. Tăng số lượng hồng cầu trong máu quá cao cũng có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não.

Kqxs Kon Tum ngày 01/02 (XSMT Chủ Nhật)

XSMT >> Kqxs Kon Tum ngày 01/02 (XSMT Chủ Nhật)
G. DB032324
G. nhất48911
G. nhì69758
G. ba99118 94133
G. tư78820 66207 26904
79502 05111 49593 43045
G. năm2910
G. sáu1205 5844 2784
G. bảy971
G. tám33

Nói một đằng làm một nẻo bố ai biết đâu mà lần


Cả thế giới con giai  sợ  Thẩm Mỹ vì  Mỹ đã nói là làm.
Thế nhưng  Mỹ lại sợ  Nhất Nhật vì  Nhật làm xong mới nói.
Vậy  Nhật sợ ai, xin thưa, đó là  Thủy Quốc, vì  Quốc không nói cũng làm.  Nhật luôn đề phòng  Quốc vì  Quốc  có tiềm lực VNĐ.
Vậy xin hỏi  Quốc sợ ai, đó là  Vi Vi,   nói một đằng làm một nẻo bố ai biết đâu mà lần
----->  ....

Phụ nữ sợ nhất là sâu

Si  trở về ký túc xá với hai con mắt bầm tím.
- Cậu làm sao vậy?
- Anh bạn cùng phòng hỏi.
- Thật tình, tớ thấy phụ nữ khó hiểu quá.
 Tớ đang đi phía sau cô gái thì thấy một con sâu rơi trên cổ cô ta,
 tớ liền đưa tay gỡ nó xuống,
 cô ta quay lại và ngay lập tức một con mắt của tớ đổi màu!
- Thế còn con mắt còn lại?
- Cũng chính là cô ta, sau khi bị đánh, tớ nghĩ là cô ta không thích bèn đặt con sâu vào chỗ cũ...