|GIẢI TRÍ VÀ VUI CƯỜI CÙNG SÂM NHUNG

oh

oh

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Bé Nhi nấu sữa đậu xanh

Nguyên liệu:
- Đỗ xanh bóc vỏ: 300 g
- Lá dứa: 2-3 lá
- Đường cát (tùy độ ngọt)
- Sữa tươi: (uống kèm)
- Đá lạnh: (uống kèm)
Cách làm:
Bước 1: Đỗ xanh vo sạch, ngâm khoảng 4 tiếng cho hạt đỗ mềm.
chè, đậu xanh, thanh mát
Bước 2: Chuẩn bị đường và lá dứa rửa sạch bó lại.
Bước 3: Đỗ xanh cho vào nồi, cho phần nước khoảng hơn 1 đốt ngón tay, đun nhỏ lửa, thỉnh thoảng hớt bọt. Khi hạt đỗ tơi, mềm thì tắt bếp.
Bước 4: Cho đỗ xanh vào máy xay sinh tốt xay nhuyễn.
Bước 5: Tiếp đến đổ phần đỗ xanh đã xay vào nồi. Nếu thấy hơi đặc bạn nên pha thêm phần nước lạnh, cho lá nếp vào rồi đun liu riu để sữa không bị trào ra ngoài.
chè, đậu xanh, thanh mát
Bước 6: Cho đường cát vào đun thêm khoảng 2 phút để đường tan rồi tắt bếp.
Bước 7: Khi sữa đậu xanh chín, rót ra cốc và bình cho nguội rồi để vào ngăn mát tủ lạnh uống dần.
Khi uống pha thêm sữa tươi cùng chút đá lạnh giải nhiệt nhé! Sữa đậu xanh thơm mát, bùi bùi rất thú vị.
chè, đậu xanh, thanh mát

Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/doi-song
 
 
 
 
  •  

Cây sung nhà Bình Nhi

Trước nhà Bình Nhi có 1 cây sung rất to

Sung thuộc họ dâu tằm (Moraceae), còn có tên là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả... Quả sung vị ngọt, tính bình, là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh, cách làm đơn giản.

Viêm họng:
- Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một ít bột này thổi vào họng.
- Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
Ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50-100g gọt bỏ vỏ, nấu với 50-100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.
Hen phế quản: Sung tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.
Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô tán bột, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-9g với nước ấm.
Tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa: Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
Kiết lỵ: Sung vài quả (nhiều, ít tùy theo tuổi), sắc kỹ lấy nước, chế thêm một chút đường rồi uống. Nếu không có quả sung thì có thể dùng lá sung tươi sắc uống.
Táo bón:
- Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày.
- Sung chín ăn mỗi ngày 3-5 quả.
- Sung tươi 10 quả rửa sạch, bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
Trĩ xuất huyết, sa trực tràng:
- Sung tươi 10 quả đem hầm với một đoạn ruột già lợn cho nhừ rồi ăn.
- Sung tươi 6g, rễ thị 9g, sắc uống. Nếu không có quả, có thể dùng lá sung sắc lấy nước xông ngâm tại chỗ chừng 30 phút.
Sa đì: Sung 2 quả, tiểu hồi hương 9g, sắc uống.
Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài này có công dụng bổ khí huyết, làm ra sữa dùng rất tốt cho sản phụ sau sinh bị suy nhược, sữa không có hoặc có rất ít.
Viêm khớp: 
- Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. 
- Sung tươi 2-3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.
Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.
Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt, bắp chuối và sưng vú. Cách làm: Rửa sạch vùng tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để không phải bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.
Chữa đau đầu: Phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc dùng 5ml nhựa sung hòa trong nước đun sôi để nguội, uống trước khi đi ngủ.
 

 

Uống nước chanh nhé


Chanh có tác dụng làm giảm những rắc rối thường gặp ở dạ dày như buồn nôn, ợ nóng, “tiêu diệt” những vi khuẩn gây hại. Nếu duy trì thói quen uống nước chanh đều đặn, bạn còn có thể loại trừ nguy cơ bị chứng táo bón viếng thăm.

Khi bị đầy bụng, khó tiêu, muốn nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu, bạn cũng có thể uống một cốc nước chanh để cải thiện tình hình.

Nước chanh có khả năng làm sáng làn da, nhất là những vùng đầu gối, khuỷu tay hoặc môi.
Cách làm: Dùng nước cốt chanh trộn với đường rồi bôi nhẹ nhàng lên khu vực da bị sậm màu cho đến khi đường tan ra. Lặp lại vịêc này khoảng hai lần một tuần và bạn sẽ thấy vết thâm sẽ mờ đi hẳn. Bôi nước cốt chanh vào môi của bạn vào ban đêm và trong vòng 15 ngày những phần tối sẽ mờ đi.
icture" align="center">

Những đốm mụn trứng cá sau khi được điều trị thường để lại vết thâm hoặc sẹo. Bạn có thể dùng nước cốt chanh thấm lên những vết thâm ấy. Kiên trì làm trong một thời gian ngắn, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện rõ ràng.

 

Với tính ô xy hoá cao của những phân tử gốc axit có trong nước cốt chanh mà người ta cũng sử dụng chanh trong việc chăm sóc răng miệng. Công dụng thứ nhất của chanh trong chăm sóc răng đó là làm trắng răng và tẩy những vết ố vàng bám trên răng một cách nhanh chóng. Để thực hiện phương pháp này bạn hoà một thìa cà phê nươc cốt chanh với một chút muối ăn sau đó dùng bàn chải chải nhẹ nhàng lên răng sau khi đã sử dụng kem đánh răng bình thường. Thực hiện liên tục trong vòng một tuần, bạn sẽ thấy răng mình trắng lên trông thấy. Công dụng thứ hai của chanh đó là đánh bay mùi hôi khó chịu của miệng. Hoà một thìa cà phê nước cốt chanh với 50ml nước, thêm một chút muối súc miệng ngay sau khi ăn hoặc sau khi đánh răng, nồng độ axit trong chanh sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng, bạn sẽ không còn cảm thấy mất tự tin với người đối diện vì hôi miệng đã không còn nữa.

 

Nước cốt chanh có hiệu quả rất tốt đối với tóc xơ, xỉn màu và hư tổn vì hoá chất hay thuốc nhuộm. Sử dụng hỗn hợp nước cốt chanh, mật ong và dầu ô liu với tỷ lệ 3 thìa cà phê nước ép cốt chanh, ½ chén mật ong và ½ chén dầu ô liu. Sau khi gội đầu, bạn thoa đều hỗn hợp này lên tóc và dùng khăn ẩm ủ kín trong vòng 30 phút. Thực hiện từ 3 tới 4 lần bạn sẽ thấy tóc bớt hư tổn và khoẻ trở lại. Sợi tóc không còn khô và xơ nữa, đồng thời hiện tượng tóc gẫy rụng sẽ giảm rõ rệt trong vài lần sử dụng đầu. Nước cốt chanh cũng có tác dụng trị gàu hiệu quả, pha 50ml nước cốt chanh với 1 lít nước ấm rồi dùng để gội đầu. Gàu sẽ biến mất thay vào đó là một mái tóc đen mượt và da đầu khoẻ mạnh.

 
Viêm họng thường do vi khuẩn gây ra, thông thường bạn sẽ được các bác sĩ cho dùng thuốc để trị bệnh. Nhưng hãy nhớ rằng, thuốc là con dao hai lưỡi và kháng sinh không phải là một ngoại lệ.
Vậy nên bạn có thể dùng nước cốt chanh, khoảng nửa quả chanh pha với chút muối và nửa cốc nước ấm, dùng để ngậm vài lần trong ngày, bạn sẽ cảm thấy tình hình được cải thiện rõ ràng.

 
 

Nếu béo phì hay thừa cân, bạn không nhất thiết áp dụng chế độ ăn quá khắt khe, dễ dẫn tới tình trạng bị thiếu chất, hạ huyết áp. Thay vào đó, bạn nên duy trì thói quen uống một cốc nước chanh mỗi ngày kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đều đặn. Hoặc có thể dùng mật ong kết hợp với nước chanh.
Cách pha chế nước chanh để giảm cân nhanh - 2
Chọn những quả chanh thật tươi và không nên dùng những quả chanh để trong tủ lạnh quá lâu. Mật ong chọn loại mật ong nguyên chất. Sau đó pha 300ml nước ấm pha với 1 quả chanh và 2 thìa nhỏ mật ong nguyên chất và khuấy đều để uống.
Để phát huy tác dụng của phương pháp giảm cân bằng chanh này, bạn hãy uống nước chanh mật ong lúc trước khi ăn sáng và sau khi đi ngủ.

 
Nước chanh có khả năng làm hạ huyết áp, cải thiện chứng hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn. Điều này lý giải vì sao bệnh nhân cao huyết áp thường được các bác sĩ khuyên sử dụng nước chanh như một loại nước trái cây hữu hiệu.

Muốn nhanh chóng hạ sốt, tránh tình trạng bị rối loạn điện giải, bạn hãy uống ngay một cốc nước chanh tươi, sẽ có hiệu quả ngay tức thì.
 




Axit ascorbic (hay sinh tố C, vitamin C) được tìm thấy trong chanh giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và là chất dinh dưỡng cần thiết trong việc duy trì các mô liên kết, giúp xương và sụn chắc khỏe. Vitamin C có tác dụng chống viêm, đây là dưỡng chất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe và hồi phục các tổn thương trên cơ thể.


Bắt đầu buổi sáng với một ly nước chanh nóng sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa cho cả ngày. Hơn nữa uống vào thời điểm này là rất có lợi vì chanh giúp làm sạch cơ thể, nhất là đào thải những độc tố xuất hiện trong đường tiêu hóa vào ban đêm.

Nước chanh cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng khi nó đi vào đường tiêu hóa, đồng thời giúp làm giảm cảm giác lo âu, trầm cảm. Ngay cả hương thơm của loại trái cây này cũng có tác dụng làm dịu hệ thần kinh.
Nước chanh có nhiều tác dụng với sức khỏe không có nghĩa là bạn có thể uống vô độ. Theo các chuyên gia, nếu bạn đang khỏe mạnh và trọng lượng cơ thể bình thường thì bạn nên uống nửa quả chanh pha với nước, chia hai lần mỗi ngày. Nếu thừa cân, có thể uống một cốc nước chanh (một quả chanh) mỗi ngày.
 
 

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Tìm hiểu bệnh về tim

Tim bơm máu đi khắp cơ thể mang theo chất oxigen và các chất dinh dưỡng.
 
 
 
Các động mạch chuyển máu từ tim đi khắp cơ thể, các tĩnh mạch chuyển máu trở vế tim.
Tim có hai tâm nhĩ (phải và trái) gọi là atrium và hai tâm thất (phải và trái) gọi là ventricular
Khi tiến trình hoạt động của tim bị gián đọan hoặc bị trục trặc thì sẽ gây bệnh tật và có khi dẫn đến tử vong. Những người ăn uống không lành mạnh, hút thuốc hay ít hoạt động dễ bị mắc bệnh tim. Đàn ông có rủi ro cao hơn đàn bà.
Hiện nay đã có nhiều thử nghiệm và liệu pháp như thuốc men, phẫu thuật nối tắt tim, nong tim và ghép tim nên các triệu chứng về bệnh tim đã giảm và nhiều người đã được cứu sống.
 
                         PHẦN I – CÁC BỆNH TIM MẠCH VÀ ĐỘT QUỴ
 
Các cơn đau tim xẩy ra khi dòng máu bị nghẹt thường ra vì cục đông máu        , còn đột quỵ  thì do mạch máu não bị nghẹt hay bị bể. Một loạt những căn bệnh khác như suy tim khi máu đươc bơm không đúng mức hay khuyết tật bẩm sinh của tim cũng có thể gây vấn đề lâu dài cho sức khoẻ hoặc dẫn đến tử vong.
 
1- Cơn đau tim (heart attack)
 
 
     
 
Cơn đau tim xẩy ra khi dòng máu chạy tới tim bị nghẹt (thường ra bởi cục đông máu) làm tổn hại cơ tim. Nguyên nhân thông thường là các thành động mạch bị cứng ( bệnh vữa xơ động mạch- atherosclerosis). Cục đông máu thường sinh ra do mảng (plaque) trong động mạch bị vỡ hay bị rách (đôi khi đươc gọi là chứng huyết khối -thrombosis). Nếu dòng máu bị nghẹt quá lâu, các tế bào cơ tim sẽ bị tổn thương không thể phục hồi nên dẫn đến tật nguyền hay tử vong.
 
 
Chứng vữa xơ động mạch  (atherosclerosis)  Hình trên: động mach bình thường  Hình dưới: động mạch bị hẹp lại vì có mảng đóng trên thành
 
Cơn đau tim –còn được gọi là nhồi máu cơ tim (myocardial infarction)---cũng có thể xẩy ra khi động mạch vành bị co lại tạm thời hay bị co thắt (spasm) làm giảm hay đứt đoạn dòng máu chạy tới tim
Dưới đây là ba triệu chứng chính của cơn đau tim:
 -áp lực hoặc đau giữa ngực, kéo dài chừng vài phút hoặc biến mất rồi lại trở lại               -đau truyền tới vai, c𓁅 hoặc tay                                                                                                    - khó chịu ở ngực kèm thheo chóng mặt, hoa mắt, đổ mồ hôi, buồn nôn hay thở đứt đoạn
Các triệu chứng mỗi người mỗi khác, nặng nhẹ khác nhau. Có người chẳng thấy triệu chứng gì
Đối với phu nữ các triệu chứng có thể khác và không rõ rệt như đối với đàn ông.  Khi lên cơn đau tim, các phụ nữ còn có thể thấy những triệu chứng khác như
 -đau bụng hay ợ nóng (heartburn)                                                                                               -da vã mồ hôi (clammy skin)                                                                                                       -chóng mặt hay hoa mắt choáng váng                                                                                       - mệt mỏi bất bình thường hoặc không có lý do
 
2- Đột quỵ  (stroke)
Có hai loại đột quỵ: một loại do cục đông máu làm tắc động mach não, một loại xẩy ra khi mạch máu não bị bể. Trong cả hai trường hợp thì não sẽ thiếu oxigen và do đó các tế bào não sẽ bị tổn thương hay hủy diệt
 
 
80% đột quỵ là do cục đông máu làm nghẹt mạch máu não còn 20% là do mạch máu não bị bể
Người bị đột quỵ thường có khó khăn khi nói, đi lại và làm những công việc cơ bản khác. Ăn uống lành mạnh, bỏ hút thuốc, và bớt uống rượu có thể giảm rủi ro bị đột quỵ xuống phân nửa. Người có rủi ro cao nên uống aspirin
Các triệu chứng của đột quỵ thường xẩy ra đột ngột và cùng một lúc có thể có nhiều triệu chứng                                                                                                                                                       - đột ngột bị tê, yếu hay liệt ở mặt, tay hay chân ( thông thường một bên người)                  - đột ngột nói khó khăn hay không hiểu người ta nói (mất ngôn ngữ- aphasia)                     - đột ngột mắt bị mờ, nhìn thấy hai hình hay mắt yếu đi                                                            - đột ngột choáng váng, mmất thăng bằng và mất phối hợp                                                       - đột ngột bị nhức đầu như búa bổ hoặc nhức đầu bất bình thường đôi khi có                                kèm theo cổ cứng đơ, mặt bị đau, đau giữa hai mắt                                           - bị lẫn hoặc có vấn đề về trí nhớ, định hướng hay nhận thức
Đối với hầu hết mọi người, đột quỵ tới không báo trước.Nhưng cũng có khi có dấu hiệu báo trước : đó là cơn đột quỵ nhỏ do thiếu máu cục bộ đoản kỳ (transient ischemic attack- TIA) . Dòng máu chảy tới một phần não ngưng tạm thời trong một khoảng khắc mà thôi
 
3- Trụy tim (heart failure)
 
 
 
Trụy tim không có nghĩa là tim ngưng đập mà chỉ là tim bơm máu không đủ mang lại oxigen và các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nguyên do là các động mạch bị nghẹt vì cơn đau tim bệnh nhân đã có từ trước gây tổn thương cho cơ tim hoặc vì khuyết tật bẩm sinh của tim. Cao huyết áp, bệnh van tim hay cơ tim, hoặc tim hay van tim  bị nhiễm khuẩn cũng có thể là nguyên nhân.
Máu bị dồn lại ở tĩnh mạch làm bàn chân, cổ chân và cẳng chân sưng lên mà ta gọi là phù (edema).Chất lỏng cũng có thể tụ trong phổi và nếu tụ nhiều quá sẽ sinh bệnh xung huyết phổi (pulmonary congestion)
Hậu qủa là bệnh nhân có hơi thể đứt đoạn nhất là khi nằm, mệt mỏi và đuối sức, phù nơi bàn chân, cổ chân và bắp chân, lên cân vì chất lỏng tụ trong cơ thể , bị lẫn và trí óc không minh mẫn.
 
4- Bệnh đau thắt (angina)
Bệnh đau thắt gây cảm giác đau đớn,  đè nặng, bó thắt, nóng ran hay nén ép trong lồng ngực. Bệnh này là triệu chứng của bệnh tim và là dấu hiệu báo trước bệnh nhân có nguy cơ bị lên cơn đau tim.
 
 
 
Động mạch vành bi thu hẹp nên dòng máu chạy tới cơ tim không đủ và có thể làm  đau thắt ngực
Bệnh đau thắt xẩy ra khi bệnh xơ cứng động mạch ( arteriosclerosis) đã thu hẹp quá nhiều các động mạch vành của tim đến nỗi máu không đươc cung cấp đủ cho cơ tim khi bệnh nhân vận động hoặc tập thể dục. Chứng đau thắt có thể lan rộng sang tay, cổ, quai hàm,  mặt,  lưng hoặc dạ dày. Đối với một số bệnh nhân thì bệnh cứ âm ỉ và kéo dài.
Thường ra bệnh xuất hiện khi bệnh nhân dùng tới sức lực, bị cảm xúc  hoặc nhiệt độ quá cao làm cho  sự đòi hỏi oxigen của tim vượt quá khả năng cung cấp.
Bệnh đau thắt ở ngực có thể xẩy ra.khi bệnh nhân tuy đang nghỉ ngơi nhưng động mạch vành của tim co thắt lại.
 
5- Bệnh cao huyết áp (high blood pressure)
 
 
 
 
Cao huyết áp tăng nguy cơ bị lên cơn đau tim, đột quỵ, suy thận,  tổn thương mắt , trụy tim vì xung huyết (congestional heart failure) và vữa xơ động mạch. Bệnh làm cho tim và các động mạch phải làm việc nhiều hơn nên rủi ro bị tổn thương tăng. Khi tim phài làm việc nhiều hơn bình thường một cách lâu dài thì tim sẽ lớn to ra và yếu đi. Các động mạch cũng bị ảnh hưởng như bị sẹo, cứng lại và kém đàn hồi.
Bệnh không có dấu hiệu gì bên ngoài nên nhiều người bị lâu mà không biết. Nếu cao huyết áp có kèm theo bệnh mập phì, hút thuốc, cholesterol cao hay tiểu đường thì rủi ro bị đột quỵ hay lên cơn đau tim cao gấp nhiều lần
 
6- Bệnh cứng động mach (hardened arteries disease)
Khi các tế bào, mỡ, cholesterol và những chất khác tích tụ thành mảng (plaque) trong các động mạch thì dòng máu sẽ bị nghẽn không chảy đươc vào tim và não. Sự lắng đọng các mảng trên thành trong của động mach làm cho động mach cứng lại (bệnh vữa xơ động mạch- atherosclerosis). Ngoài ra sự lắng đọng này có thể kích thích các tế bào của thành động mạch tiết ra những chất làm cho thành động mạch dày thêm. Mặt khác mỡ tụ quanh và bên trong các tế bào này cũng gây nghẹt cho dòng máu (chứng hẹp- stenosis). Hơn nữa cục đông máu cũng có thể đươc tạo thành và làm nghẽn đông mạch hoàn toàn.
Thường ra các động mach ở chân , bụng, và gần chậu hông là dể bị cứng nhất. Dấu hiệu ban đầu là đau cơ bắp chân, đùi, mông khi đi lại hoặc khi tập thể dục. Nếu bệnh nặng, chứng đau trở thành liên tục, làm mất ngủ. Vì các động mạch bị thu hẹp nên tim thiếu máư và do đó có thể sinh ra bệnh đau thắt (angina) hay lên cơn đau tim. Trong trường hợp động mạch cổ bị nghẹt thì đột quỵ có thể xẩy ra
 
 
                Mức cholesterol cao có thể gây chứng vữa xơ động mạch (atherosclerosis)
Bệnh phát triển chậm và dần dần.Bệnh có thể xẩy ra ngay từ khi bệnh nhân còn nhỏ. Nguyên do tại sao thì chưa biết rõ nhưng có thể là do cholesterol vả triglyceride trong máu cao, huyếp áp cao và hút thuốc.
 
 
 
 
7- Bệnh loạn nhịp tim ( disturbed heart rhythm disease)
 
 
 
Bệnh loạn nhịp tim (arrhythmia) xẩy ra khi các xung điện điều hợp nhịp đập của timkhông hoạt động tốt làm cho tim đập quá nhanh, quá chậm hay không đều
Nhịp tim bình thường nằm trong khoảng từ 60 tới 100 nhịp mỗi phút cho một người lớn đang nghỉ ngơi. Nếu nhip tim quá chậm (bradycardia) tức là dưới 60 nhịp/phút thì có thễ gây mệt mỏi, choáng váng , chóng mặt hay khó chịu. Nhịp tim quá nhanh (tachycardia) có thề làm đánh trống ngực (palpitations), choáng váng và khó chịu
..
8- Bệnh cơ tim ( heart muscle disease)
 
 
Có nhiều loại bệnh cơ tim, nhưng tất cả đều có thể làm bệnh nhân lên cơn đau tim. Bênh cơ tim phì đại ( hypertrophic cardiomyopathy) là bệnh cơ tim thông thường nhất và gây nhiều tử vong nhất cho các bệnh nhân dưới 30 tuổi, Nguyên nhân bệnh này là do di truyền.
Dấu hiệu báo trước bệnh cơ tim là đột nhiên bất tỉnh, đánh trống ngực (palpitations), đau thắt (angina) và ngộp thở
Bệnh không có nguyên do đặc biệt, nhưng trong một số trường hợp thì có thể là do cao huyết áp, bệnh van tim, bệnh động mạch hay khuyết tật bẩm sinh của tim.
 
9- Bệnh van tim (heart valve disease)
 
 
Bệnh van tin thường phát triển theo thời gian nên hay xẩy ra cho những ngưới 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên đôi khi do nhiễm khuẩn, van tim có thể bị hủy hoại trong vòng vài ngày.
Bệnh van tim thông thường là bệnh bẩm sinh, đứa bé khi mới sanh ra đã có van  hai phần thay vì bình thường là ba. Van tim hao mòn dần và trở thành quá mỏng tới độ phải thay thế.
Trước đây bệnh thấp khớp cấp (rheumatic fever) là nguyên nhân chính nhưng nay rất hiếm. Bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ( bệnh viêm màng trong tim- endocarditis) vẫn còn là nguyên nhân thông thường nhất. Đôi khi bệnh viêm này chỉ là hậu quả của một áp-se răng  ( tooth abscess) và van tim bị vi khuẩn hủy hoại trong vòng một tuẩn lễ,
Nếu một hay nhiều hơn trong số bốn van tim bị bệnh hay bị tổn thương thì dòng máu sẽ bị ảnh hưởng vì hoặc van không mở hoàn toàn hoặc van đóng không kín.Trong cả hai trường hợp tim phải làm việc nhiều hơn.
Các triệu chứng là mệt mỏi hoặc tức thở khi tập thể dục, sưng cổ chân và bắp chân, choáng váng hay khó chịu. Bệnh đau thắt cũng có thể xẩy ra
 
10- Khuyết tật bẩm sinh của tim ( congenital heart defects)
 
 
 
Khuyết tật bẩm sinh của tim xẩy ra cho khoảng một phẩn trăm trẻ sơ sanh và là hậu quả của sự phát triển không bình thường của bào thai, đôi khi vì người mẹ bị nhiễm vi-rút khi có bầu ( bệnh sởi chẳng hạn). Rượu, ma túy, và các thuốc bán không cần toa bác sĩ cũng có thể là nguyên nhân.
Khuyết tật bẩm sinh của tim có thể là lỗ hổng giữa các tâm thất, đường dẩn máu từ tim tới phổi bị tắc hoặc mối nối giữa các tâm thất và mạch máu không đươc bình thường. Bệnh tim thổi (heart murmur) cũng có thể do khuyết tật bẩm sinh của tim
 
Ghi chú
Danh từ xơ cứng động mạch (arteriosclerosis) dùng để chỉ chung bệnh cứng (mất   đàn hổi ) của các động mạch lớn và trung bình,còn bệnh xơ cứng các đng mach    nhỏ được gọi là xơ cứng tiu động mạch (arteriolosclerosis). Danh từ vữa xơ động mạch (atherosclerosis) cũng chỉ  bệnh xơ cứng đng mạch nhưng đc biệt gây ra     bởi  mảng vữa động mạch (atheromatous plaque).  Như vậy bệnh vữa xơ động mch cũng chỉ là mt trưng hp đc biệt của bệnh xơ cứng động mạch
 
                                              
 t

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Cách làm sữa đậu nành

Tự làm sữa đậu nành tại nhà sẽ giúp bạn được thưởng thức thứ đồ uống vừa ngon, ngậy lại vừa đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sữa đậu nành được chế biến từ hạt đậu nành hay đậu tương có nhiều công dụng đặc biệt như khả năng giảm cân do cân bằng estrogen trong cơ thể. Ngoài ra, sữa đậu nành cung cấp protein thực vật và chất xơ, giúp duy trì năng lượng lâu hơn, giảm tích mỡ, tăng cường lượng cơ giúp bạn giảm cân mà vẫn có được thân hình vẫn săn chắc, khỏe mạnh. Tuy nhiên, một cốc sữa đậu nành không dùng chất bảo quản mới thực sự mang lại hiệu quả. Vì vậy, tự làm sữa đậu nành tại nhà là một gợi ý tốt cho gia đình bạn. Dưới đây là quy trình các bước để có một cốc sữa đậu nành thơm ngon béo ngậy mà lại đảm bảo chất lượng.
Nguyên liệu làm sữa đậu nành:
- 200 gram đậu nành
- Nước (đun sôi để nguội)
- 30 gram lạc, 20 gram vừng (hay mè trắng)
- 2 – 3 cái lá dứa
.
Cách làm sữa đậu nành:
- Ngâm hạt đậu nành: Đậu nành khô, nhặt bỏ hạt sâu. Cho đậu vào nồi hoặc âu có thành cao, dùng nước sạch (nên dùng nước đun sôi để nguội), đổ nước ngập khoảng gấp 2 – 3 lần lượng đậu. Ngâm trong vòng 8 – 10 tiếng, thấy hạt nào nổi lên thì bỏ đi. Đổ đậu ra rổ, nhặt bỏ các hạt sâu, lép, rửa sạch đất cát. Sau khi ngâm, loại bỏ nước và rửa sạch vài lần bằng nước lạnh.
đậu lành, sữa
Vo lại cho sạch, xả nước thật kỹ cho đến khi nước trong. Vớt đậu ra để ráo. Cần phải ngâm để đậu đủ mềm rồi mới xay. Nhưng không nên ngâm quá kĩ sẽ có thể làm đậu bị chua.
- Chuẩn bị máy xay: Đong 1,5 lít nước, để riêng. Cho đậu vào máy, cho thêm lạc và vừng. Tùy loại máy to hay nhỏ mà cho lượng đậu phù hợp, tránh để máy chạy quá tải, sẽ dễ bị cháy.
Đổ nước vào máy sao cho nước cao hơn mặt đậu khoảng 0.5 – 1 cm. Vừa xay vừa cho nước vào từ từ. Cứ 4 muỗng canh đậu thì tương đương với 350ml nước. Xay trong vòng ít nhất 2 phút, cứ 30 giây lại nghỉ một lần để tránh máy xay quá nóng. Xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn, dùng hai ngón tay miết thử thấy hạt đậu mịn như bột.
- Đổ tất cả hỗn hợp vừa xay vào túi vải để lọc, có thể sử dụng máy lọc chuyên dụng, vắt kỹ để lấy phần nước đậu. Dùng túi lọc, là một miếng vải lọc có lỗ và lọc tốt. Đặt bột đậu trong túi và bóp mạnh để lấy phần sữa. Nếu bạn muốn sữa được mịn, lọc đi lọc lại vài lần nữa để loại bỏ triệt để cặn. Sau đó chuyển đến một cái nồi để đun.
đậu lành, sữa
- Cho sữa vào nồi, để lửa gần to cho sữa sôi thì hạ lửa nhỏ, thêm lá dứa vào chảo để tạo hương thơm, đun khoảng 10 phút. Trong quá trình đun, cứ cách 20 – 30 giây phải quấy đều để tránh sữa bị cháy ở đáy nồi hoặc tránh váng đậu hình thành trên mặt sữa.
- Sữa đậu sau khi nấu xong thì để nguội. Trong 15 – 20 phút đầu tiên thi thoảng cần quấy sữa để tránh váng đậu hình thành trên mặt sữa.
đậu lành, sữa
Như vậy là bạn đã hoàn thành xong món sữa đậu nành cực chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh khi tự mình chế biến. Sau khi sữa nguội, có thể bảo quản trong chai lọ sạch (luộc trong nước sôi để khử trùng chai lọ và phơi khô). Để ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ được sữa đậu nành từ 2-3 ngày

Thân cây to ra do đâu

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thân cây gỗ to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
.Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ,đếm số vòng gỗ có thể xác định được tuổi của cây 
 

Cấu tạo trong của thân cây còn non