|GIẢI TRÍ VÀ VUI CƯỜI CÙNG SÂM NHUNG

oh

oh

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Tìm hiểu về sâu răng

1. Bênh sâu răng: Bệnh sâu răng chính là sự tiêu huỷ tổ chức cứng của răng (bao gồm men răng và ngà răng), tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường trong thức ăn và thời gian để vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng.
Triệu chứng: Thông thường khó nhận biết vì khi các lỗ sâu răng xuất hiện thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài, khi thấy đau là sâu răng đã bước sang giai đoạn trầm trọng. Nếu không điều trị thì tuỷ răng sẽ chết và có thể phát sinh những biến chứng như viêm quanh cuống răng, viêm xương, viêm hạch...
Điều trị: Dùng vật liệu hàn để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng. Có 3 loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong hàn răng là Composite, Glassionomer (Fuji), Amalgam.
2. Bệnh viêm lợi: Nguyên nhân do vi khuẩn ở trong mảng bám răng hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn ở mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn.
Triệu chứng: Lợi của người bệnh bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng.
Điều trị bệnh có thể điều trị bằng cách đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa và thường xuyên xúc miệng nước muối, chấm thuốc Sindolor. Lợi của bệnh nhân sẽ có khả năng khôi phục lại trạng thái khoẻ mạnh ban đầu.
3. Bệnh viêm quanh răng: Khi bệnh viêm lợi không được quan tâm và điều trị thì sẽ phát triển thành bệnh viêm quanh răng. Lợi sẽ dần dần tụt khỏi răng, tạo nên những túi lợi sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm trầm trọng thêm mức độ của bệnh. Không những thế, bệnh còn làm cho xương và dây chằng bao bọc quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần, khiến cho răng không có chỗ dựa, trở nên lung lay và cuối cùng sẽ rụng.
Dấu hiệu của bệnh viêm quanh răng: hôi miệng, sưng, đỏ lợi, chảy máu lợi, cảm giác đau khi nhai, răng lung lay...
4. Chứng chảy máu chân răng: Nguyên nhân: Chăm sóc vệ sinh răng không tốt dẫn đến viêm lợi, đánh răng không đúng cách làm tổn thương lợi...
Triệu chứng: Chân răng sưng, đỏ, đau. Khi nói hay thở, miệng có mùi hôi, chân răng sưng, răng dễ lung lay, động vào răng không đau nhưng đau vùng lợi xung quanh.
Phòng bệnh: Đánh răng sau bữa ăn và xúc miệng bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng.
5. Cao răng: Cao răng là mảng bám đã được vôi hoá bởi các hợp chất canxi trong nước bọt, thường tập trung ở cổ răng. Bề mặt gồ ghề của cao răng chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Nếu để lâu, cao răng phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng, rụng răng. Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng.
Vì vậy, nếu vệ sinh răng miệng thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành. Định kỳ 6 tháng đến 1 năm nên lấy cao răng.
6. Răng khôn mọc lệch: Chúng ta có 4 răng khôn (2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới). Do không đủ khoảng trống để mọc lên theo hướng bình thường, răng tự tìm cho mình một con đường khác để mọc như: mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng hàm ở bên cạnh hay nhú lên khỏi lợi được một phần và ngừng lại vĩnh viễn.
Răng khôn mọc lệch khiến người bệnh sốt cao, mệt mỏi, đau vòm miệng, sâu răng, viêm lợi.
Răng khôn mọc lệch cần phải phẫu thuật để tránh những rắc rối như huỷ hoại xương và răng xung quanh.
7. Hôi miệng: Hôi miệng hay hơi thở có mùi hôi vốn được xem là một vấn đề tế nhị, khó nói ra. Nhưng ngày nay khi nó được bàn luận công khai hơn thì mới khám phá ra rằng đó là mối quan tâm rất lớn của những người mắc phải và thậm chí ở một số người, nó trở thành nỗi đau dai dẳng vì đây thật sự là cản trở đáng kể cho sự thành công trong giao tiếp xã hội.
 

Hiểu về bệnh quai bị

Dấu hiệu triệu chứng bệnh quai bị
Bệnh quai bị là loại bệnh nhẹ nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến não như: viêm màng não và nguy hiểm hơn là sưng tinh hoàn, xảy ra ở nam giới trường thành với nguy cơ mắc phải là 20-30%.
Nguyên nhân:
Bệnh quai bị là do virus gây nên vì vậy sẽ nhanh chóng lây lan qua đường hô hấp, ăn uống và qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Bạnh xuất hiện nhiều ở các trẻ nhỏ, những trẻ lớn chưa tiêm phòng quai bị và những người trưởng thành chưa có miễn dịch quai bị, ở người lớn có thể bị nhưng tỉ lệ rất thấp. Thời gian lây lan bệnh là từ 6 ngày trước khi phát hiện bệnh hoàn toàn và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh.
Triệu chứng bệnh quai bị:
Khi bị nhiễm virus quai bị, phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 – 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao  trong 3 – 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc. Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không biết. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy; tổn thương thần kinh; đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Phòng và cách chữa bệnh quai bị:
Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các trường hợp mắc bệnh phải được nghỉ ngơi tại chỗ; ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Khi bị mắc bệnh, người bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên; cần được cách ly trong khoảng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. Trẻ em bị bệnh không được đến trường, vì như vậy sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác. Người lớn mắc bệnh cũng cần được cách ly như trẻ nhỏ tại phòng riêng. Các đồ vật có liên quan đến chất tiết mũi, họng cần phải được diệt khuẩn tốt. Có thể giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau; nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Trường hợp bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc đau vùng bụng dưới cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị tránh biến chứng nặng hơn.
Để phòng bệnh, ngoài các biện pháp cách ly với người bệnh thì phương pháp tiêm phòng là tốt nhất. Hơn 95% những người được tiêm chủng được miễn dịch rất lâu, có thể suốt đời. Vaccine có thể tiêm bất kỳ lúc nào từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị thì nên tiêm chủng để có thể phòng bệnh tốt nhất cho bản thân và con mình.

Hệ tiêu hóa ở người


Sơ đồ hệ tiêu hóa

Cấp cứu đuối nước

Cách cứu người bị đuối nước

 chúng ta có 3 giai đoạn : Vớt người; Xóc nước-hô hấp nhân tạo; Ủ ẩm- chống choáng







Ở vùng nhiều sông hồ hoặc đi tắm biển, nạn nhân chết đuối cũng xảy ra rất thường xuyên.

Phần chúng ta, nếu gặp những sự cố chứng kiến người sắp chết đuối đangvẫy vùng một cách tuyệt vọng, họ rất cần đến bàn tay cứu giúp của chúngta nhằm vượt qua được lưỡi hái tử thần. Lúc ấy chúng ta sẽ phải hànhđộng rất nhanh. Nhưng hành động đó như thế nào?

Trước hết, chúng ta phải quyết định thật sớm NGAY BÂY GIỜ, đừng chậm trễ.

- PHẢI HỌC BƠI LỘI để tự cứu được chính mình.

- HỌC CÁCH CẤP CỨU THỦY NẠN để cứu giúp người khác trong những lúc xảy ra sự cố.

Nếu bạn là người say mê Kỹ năng hoạt động dã ngoại, kỹ thuật cấp cứu thủy nạn là một môn học không thể thiếu trong hành trình của cuộc đời mình.

Học kỹ năng không phải để biểu diễn hoặc ganh đua với nhau trong nhữngkỳ thi thố tranh tài cao thấp mà học kỹ năng cốt để ứng dụng tốt trongcuộc sống. Đôi khi, nhờ nó mà chúng ta thoát chết.

1. Vớt người

Mặc dù có biết bơi hay không, khi gặp một người bị té xuống nước sâu,ta phải biết kêu gọi những người xung quanh tới trợ giúp. Nhưng luônluôn phải để ý tới nạn nhân và cố gắng với sáng kiến và khả năng củamình tìm tòi mọi cách để vớt họ lên.



Trong trường hợp nạn nhân Ở GẦN Bờ, không phải lúc nào cũng có sẵn phaocứu hộ bên mình, ta có thể tận dụng một chiếc gậy, một cây sào... hoặcxa hơn một chút thì dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đónổi lên được trên mặt nước như can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối,thùng dầu ăn... đều có thể dùng cứu họ được. Ta hãy thực hiện bằng cáchníu chặt lấy một thân cây, một mô đất hoặc một vật gì chắc chắn rồi némhoặc đưa vật hiện có cho nạn nhân nắm lấy và lôi vào bờ.

- Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ.

- Nếu có thuyền, ta chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền chonạn nhân bám vào, cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhân nắmlấy, hoặc trong trường hợp khẩn thiết, ta buộc dây bám vào người vànhảy xuống nước cứu họ và dìu lên thuyền.

- Khi không có vật gì nơi tay mà một đứa bé đang bị ngộp ở chỗ khôngsâu lắm, tốt hơn hết là dùng áo của mình, quăng cho nó bám lấy và kéovào bờ.

- Trường hợp nếu BẠN BƠI GIỎI, nạn nhân ở XA BỜ không thể dùng gậy hoặcsào, phải cởi quần áo thật nhanh, dùng miệng cắn cái áo (để hai tay không vướng víu) bơi nhanh về phía nạn nhân, đến gần cầm chạt tay áo,tung thân áo cho nạn nhân nắm lấy, rồi vừa bơi vừa kéo họ vào bờ. Nếu được nên tự trang bị cho mình một phao cứu hộ, hoặc bất kỳ một vật gì có thể nổi được như một trái banh da chẳng hạn.

- Nếu có dây dài, ta nên cột một đầu vào một điểm nào đó thật chắc chắntrên bờ, đầu kia buộc thật nhanh vào người bằng gút GHẾ ĐƠN (nhớ chừamột đoạn khoảng 2m để cột ngang người nạn nhân), bơi tới chỗ nạn nhân,đưa họ nắm và kéo vào bờ.

- Trong khi đó, tìm cách trấn an cho họ vững tâm tin tưởng là sẽ được cứu thoát. Theo kinh nghiệm cho thấy, lời nói trấn an của người cứu hộ rất quan trọng. Lời nói kịp thời của chúng ta đã cứu ược nạn nhân 50% rồi, vì họ ổn định được tâm lý và bớt uống nước.

 Giải pháp nhảy xuống nước cứu nạn nhân là giải pháp cuối cùng.Bởi vì thực tế đã có nhiều trường hợp người cứu nạn do chưa hiểu biếtvề các phương pháp cấp cứu thủy nạn, nên bị nạn nhân ôm cứng và cả haicùng chết chìm.

Một số phương pháp cấp cứu thủy nạn:

* Phương pháp một:

Nạn nhân nằm ngửa, người cứu hộ bơi ở phía sau nạn nhân, một tay dùngđể bơi, một tay vắt lên ngang ngực xốc chéo qua nách bên kia. Bơi kiểunhái đưa họ vào bờ.

Kiểu này khiến người cứu hộ khá mệt, nhưng làm cho nạn nhân được an toàn tuyệt đối.

Điều kiện: người được cứu phải khá tỉnh táo và có biết bơi đôi chút.

Lưu ý quan trọng: không được ăn no khi xuống bơi. Bởi vì lúc no bụng mà xuống nước, máu sẽ dồn về khoang bụng để chống lại với cái lạnh cách biệt bên ngoài (chênh lệch khoảng trên dưới 10*C). Điều đó làm cho não bị thiếu máu, gây ra buồn ngủ, thậm chí bị choáng váng. Hãy cố gắng nghỉ ngơi ít nhất là 2 giờ sau khi ăn rồi mới được xuống nước bơi.

* Phương pháp hai:

Nâng cằm nạn nhân cho nằm ngửa hẳn mặt lên, như thế mũi (cơ quan hô hấp) của nạn nhân sẽ được thoát ra khỏi mặt nước. Phương pháp này dùngcho những nạn nhân có cơ thể hơi mập. Người cứu hộ có thể dùng tay còn lại để bơi vào bờ cho nhanh.

* Phương pháp ba:

Từ phía sau, người cứu hộ dùng tay nắm ngay chùm tóc phía trên trán,giựt ngửa đầu nạn nhân ra đằng sau. Phương pháp này dùng để cứu các bạn nữ rất có lợi.

* Phương pháp bốn:

Nắm cổ áo, nếu nạn nhân còn mặc đầy đủ quần áo mà ta lại không có thời gian cởi ra kịp dưới nước.

* Phương pháp năm:

Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thật sự, ta có thể dùng hai tay ta nâng đầu nạn nhân nổi lên mặt nước, bơi ngửa bằng 2 chân và kéo vào bờ.

* Phương pháp sáu:

Nếu nạn nhân có trọng lượng nhẹ hơn ta và đã bất tỉnh. Ta có thể bơi ngửa, dùng ngực để đỡ đầu nạn nhân, hai tay xốc dưới nách cho nạn nhânnằm sải với tư thế thoải mái. Hai chân đạp kiểu nhái đưa nạn nhân vào bờ.

2. Xóc nước - Hô hấp nhân tạo :

Khi chúng ta đưa được nạn nhân vào bờ mà nạn nhân đã bị bất tỉnh, thì hãy xem thử họ có còn thở hay không. Nếu như họ còn thở thì chỉ cần xóc nước. Nếu hết thở thì làm hô hấp nhân tạo ngay. Muốn xóc nước thì ta làm như sau : Đưa nạn nhân lên cao rồi xóc vài cái cho nước trào ra, dùng tay móc những vật lạ mà họ đã nuốt phải ra khỏi miệng để tránh bị nghẽn đường hô hấp.



Hô hấp nhân tạo :

Phương pháp thổi ngạt miệng qua miệng :

- Cách xử trí: Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, dây nịt, cà vạt … … Nếu có thể thì đặt nạn nhân nằm ngửa trên một mô đất cao, hay bàn ghế, giường … ,.. để chúng ta đỡ cúi gập người khi thao tác. Nếu trong miệng và cổ họng nạn nhân có vướng vật gì, hãy quấn vải vào đầu ngón tay và móc sạch ra, sau đó lau miệng nạn nhân cho sạch. Phương pháp thao tác : Kéo đầu nạn nhân ngửa về phía sau, kéo hoặc đẩy hàm dưới để cho miệng nạn nhân mở ra. Sau đó dùng bàn tay vừa đẩy trán nạn nhân vừa bịt mũi họ lại bằng ngón trỏ và ngón giữa. Bàn tay kia dùng banh hàm nạn nhân và kéo miệng cho mở ra. Sau đó cần hít vào đầy lồng ngực, đoạn há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân. Thổi hơi thật mạnh cho đến khi thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên, mấy hơi đầu cần thổi thật mạnh. Sau đó nghiêng đầu lắng tai nghe hơi thở trở ra. Lặp lại động tác trên với nhịp độ 12 lần trong một phút đối với người lớn và 20 lần một phút đối với trẻ em.



Phương pháp thổi ngạt và xoa bóp tim:

Ta quỳ cạnh nạn nhân, hai tay thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau đặt lên lồng ngực nơi xương ức nạn nhân. Đè tay ép lồng ngực nạn nhân xuống rồi từ từ buông ra, làm theo chu ky : khoảng thời gian từ 14 - 15 giây, chúng ta ép ngực nạn nhân khoảng 15 lần và thổi ngạt 2 lần. Sau mỗi 4 chu kỳ chúng ta kiểm tra mạch và hơi thở của nạn nhân một lần.



3. Ủ ấm - Chống choáng :

Khi nạn nhân vào bờ mà còn tỉnh táo, hoặc sau khi xóc nước và làm hô hấp nhân tạo, nạn nhân đã tỉnh lại, hãy thay quần áo khô cho họ, dùng chăn để ủ ấm và cho họ uống trà nóng hay cà phê nóng.

Hệ hô hấp người

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Nhi Nhi làm bánh bò

Nguyên liệu: (16 cái khuôn bánh tart nhỏ/ cupcake)
- 250gr + 170gr (1/2 gói) bột bánh bò hấp (có thể dùng loại tương tự)
- 230 ml nước cốt dừa (có thể dùng dừa nạo vắt lấy nước/ lon nước cốt dừa/ bột cốt dừa)
- Đường cát trắng
- 5ml vanilla chiết xuất
- 1 ít dầu ăn
- Khuôn bánh (tart nhỏ/ cupcake/ chén nhỏ...)
Cách làm bánh bò hấp cực dễ - 1
Thực hiện:
Bước 1: Cho 5g đường vào 250gr + 170gr bột, dùng phới lồng trộn đều. Đổ 150ml vào bột và nhồi trong 15 phút quá trình này giúp tạo bọt khí trong bột.
Cách làm bánh bò hấp cực dễ - 2
Bước 2: Cho tiếp 30 ml nước vào bột, quậy thêm 3 phút.
Cách làm bánh bò hấp cực dễ - 3
Sau đó ủ bột trong 8 tiếng. Nhà bạn có lò nướng hay lò vi sóng thì cho bột vào trong lò, đóng kín cửa, không bật lò và ủ nhé.
Cách làm bánh bò hấp cực dễ - 4
Bước 3: Đun nước cốt dừa + 100gr đường trên bếp lửa vừa, khuấy đều tay cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp, để nguội. Bước này nên thực hiên trước khi ngưng ủ bột khoảng 1-2 tiếng cho nước cốt dừa kịp nguội.
Cách làm bánh bò hấp cực dễ - 5
Bước 4: Bột sau khi ủ xong đã lên men, nổi lớp trên bề mặt, ngửi có mùi hơi chua chua. Đổ nước cốt dừa vào bột, khuấy đều, ủ thêm 2 tiếng nữa.
Cách làm bánh bò hấp cực dễ - 6
Sau 2 tiếng ủ bột, thêm vào 5ml vanilla, xíu dầu ăn, khuấy đều (nếu muốn bánh có màu thì thêm màu thực phẩm, lúc này bột đã sẵn sàng cho việc hấp bánh).
Cách làm bánh bò hấp cực dễ - 7
Bước 5: Đun sôi nước trong nồi hấp. Quét dầu ăn lên khuôn và đặt vào nồi hấp 1 phút trước khi đổ bột vào.
Cách làm bánh bò hấp cực dễ - 8
Đổ bột vào 2/3 khuôn (không đổ đầy vì khi bánh nở còn vồng lên, bánh dày quá không chín hết được), hấp trong 10 phút, mở nắp nồi hấp rủ nước và đậy lại, hấp tiếp 1 phút nữa thì lấy khuôn bánh ra, để nguội, hấp tiếp mẻ khác.
Cách làm bánh bò hấp cực dễ - 9
Lưu ý nồi hấp phải kín nắp, không được hở, có như vậy bột bánh mới nở hết công suất được!
Cách làm bánh bò hấp cực dễ - 10
Bước 6: Khi bánh nguội thì lấy dao nhọn tách bánh ra (chỉ cần khều nhẹ).
Nước cốt dừa mình cũng làm với gói bột cốt dừa (như trên): pha 1/2 gói (30gr) + 5g đường + 1,25g muối + 150ml nước, khuấy đều cho tan bột rồi bắc lên bếp nấu. Trong khi đợi nước cốt dừa sôi, pha sẵn 10g bột năng/ bột bắp + chút nước, hòa tan. Khi nước cốt dừa sôi thì cho nước bột năng/ bắp vào, khuấy đều tay đến khi thấy hỗn hợp sệt là được.
Bánh bò hấp có thể ăn luôn hoặc ăn chung với nước cốt dừa, rắc thêm chút mè và đậu phộng giã dập.
Cách làm bánh bò hấp cực dễ - 11

Cách làm bánh bò hấp cực dễ - 12
Cách làm bánh bò hấp cực dễ - 13
Cách làm bánh bò hấp cực dễ - 14
 

 

Bình Nhi nấu sữa đậu phụng

Nguyên liệu:

350gr đậu phộng
2.5 lít nước
Tí xíu muối
50gr đường cát trắng
Sữa đặc và sữa tươi (định lượng tùy ý).

Mát bổ thơm ngon sữa đậu phộng - 1

Cách làm:



Mát bổ thơm ngon sữa đậu phộng - 2

Đậu phộng đổ vào chảo rang chín với lửa vừa, đảo đều tay và cẩn thận kẻo đậu phộng dễ bị cháy khét, mất ngon.

Mát bổ thơm ngon sữa đậu phộng - 3

Xát bỏ vỏ lụa bên ngoài đậu phộng.

Mát bổ thơm ngon sữa đậu phộng - 4

Đổ đậu vào nồi, thêm nước, đun sôi đến khi hạt đậu chín mềm thì tắt bếp, để đậu phộng nguội bớt khoảng 10 - 15 phút.

Mát bổ thơm ngon sữa đậu phộng - 5

Đổ đậu phộng đã đun mềm vào máy sinh tố xay nhuyễn với đường, ở đây mình dùng lượng đường rất ít vì khi uống sẽ thêm sữa đặc uống cùng là vừa.

Mát bổ thơm ngon sữa đậu phộng - 6

Đổ đậu phộng xay qua một chiếc rây để lọc lại cho mịn.

Mát bổ thơm ngon sữa đậu phộng - 7

Đổ lại nước đậu phộng vào nồi, đun sôi khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp, đợi nguội cất vào tủ lạnh dùng dần.

Mát bổ thơm ngon sữa đậu phộng - 8

Khi uống bạn pha khoảng 2 - 3 thìa canh nước đậu phộng xay với sữa tươi và sữa đặc.

Mát bổ thơm ngon sữa đậu phộng - 9

Định lượng sữa đặc và sữa tươi tùy theo sở thích của bạn. Thêm đá dùng kèm nếu thích.

Mát bổ thơm ngon sữa đậu phộng - 10