oh

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015
MÓN CHÈ --ĐẬU ĐỎ + HẠT SEN-- THẬP CẨM
1,.Chè đậu đỏ hạt sen
Nguyên liệu:
– 150g gạo đỏ
– 100g đậu đỏ
– 150g hạt sen
– 30g hoa quế
– 100g đường phèn.
Cách làm:
– Gạo đỏ mang vo sạch, ngâm nước khoảng 15 phút, sau đó cho 5 ly nước vào đun nhỏ lửa cho đến khi gạo chín và thành cháo (không nên
để gạo quá nát, cháo quá nhừ).
– Đậu đỏ ngâm nước khoảng 1 giờ. Cho nước vào, nấu đến khi đậu chín một nửa, cho hạt sen vào, hạt sen chín thì cho đường phèn vào sau đó cho cháo gạo đỏ vào, nấu tiếp khoảng 10 phút nữa là được.
2. Chè sen thập cẩm
Nguyên liệu:
– 200g hạt sen khô
– Củ sen –
100g tuyết nhĩ
– 15 trái táo tàu đỏ
– 150g củ năng
– 250g đường phèn -
Cách làm: – Củ sen gọt vỏ xắt lát, củ năng gọt vỏ. hạt sen, tuyết nhĩ ngâm nước cho mềm. – Nấu đường phèn với nước. Cho củ năng, củ sen vào nồi nấu sôi 10 phút, thêm hạt sen, tuyết nhĩ ninh lửa nhỏ chừng 20 phút, cho nước đường vào khuấy đều, đun sôi thêm khoảng 10 phút, tắt lửa.
: Múc chè ra bát, cho vào tủ lạnh chừng 15 phút, ăn mát nhé
3.Chè hạt sen nấu nhãn khô
Nguyên liệu:
– 140g hạt sen khô
– 75g nhãn khô
– 250g đường phèn hoặc đường cát
– 1 lít nước -
Cách làm: – Nhãn khô ngâm với nước lạnh qua đêm cho nở hết. Hôm sau, rửa và xả lại nước lạnh cho sạch hết các tạp chất, để ra bát riêng. – Hạt sen khô xả qua nước lạnh rồi cho vào nồi nước sôi nấu lửa vừa khoảng 30 phút cho sen vừa chín mềm nhưng còn nguyên hạt, không bị nát. – Cho vào nồi khác 1 lít nước lạnh cùng với đường nấu cho sôi và đường tan hết, sau đó vớt hạt sen đã nấu chín cho vào nồi cùng với long nhãn, đun thêm vài phút cho sen và nhãn thấm đường rồi tắt bếp là được. -
Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015
TÌNH HỠI --- EM - BAO NHIÊU TUỔI
Em vẫn hồn nhiên vẫn ngọt ngào
Vẫn tỏa hương thầm và nhựa sống
Cho đời ta đẹp khúc ca dao
Em bao nhiêu tuổi hở tình yêu ?
Để em hiện đến dáng yêu kiều
Tóc dài theo gió ươm nắng mới
Giải lụa nào hay áo em bay
Cho lòng ta bỗng ngất ngây say
Tình ơi, em đã bao nhiêu tuổi
Ai gõ vào tim từng tiếng đập
Cho hồn ta vỡ giấc mơ hoang
Em là thiên sứ mang ánh sáng
Em hỡi tuổi em thơm mùi cỏ
Hay là tuổi đẹp của hoa tươi
Tuổi của quả thơm vừa đương độ
Tình hỡi dầu em bao nhiêu tuổi
Em vẫn hồn nhiên vẫn ngọt ngào
Vẫn tỏa hương thầm và nhựa sống
Cho đời ta đẹp khúc ca dao
Dẫu mười lăm tuổi hoặc năm mươi
Tình em là biển là mây núi
Là cả mùa xuân của đất trời
Ta hút tình em từng phút giây
Như chàng ong hút mật hoa tươi
Tình hỡi bao giờ em hết tuổi
Thì ta cũng đã rụng răng rồi
MÓN ĂN 1- 9 -2015 ---CHẢ TÔM CHIÊN - HẤP --NGON --NGON
Công thức 1:
Nguyên liệu
- Tôm tươi
- Ớt(ớt tươi hoặc ớt bột), tỏi, thì là, nấm mèo
- Mắn, muối, tiêu, đường, bột ngọt
Chế biến
- Ớt, tỏi, nấm mèo (ngâm nước cho mền rồi vớt ra để khô). Tất cả đem xay nhỏ ra. Tùy vào lượng tôm và sở thích muốn ăn nhiều những gia vị ấy mà chị gia giảm dùm tớ nhé.
- Tôm bóc vò, râu ria đầu tóc đi, chẻ sóng lưng lấy chỉ đen ra.
- Cắt tôm nhỏ, chia đều ra để xay nhỏ.
Vì chả tôm này chỉ toàn tôm thôi, nếu xay số lượng nhiều sẽ rất khó xay, dễ làm gãy dao xay.
- Tôm và hỗn hợp ớt tỏi cùng với thì là (đã rửa sạch cắt khúc khoảng 2 đốt ngón tay) trộn đều với nhau, cho mắn muối gia vị vào tiếp tục trộn đều, rồi để yên tí cho gia vị thấm đều.
(hỗn hợp này nếu không dùng hết có thể cuộn grap lại thành tưg phần vừa ăn, cho vào ngăn đá tủ lanh, đến lúc ăn mang ra rã đông ăn vẫn ngon)
- Bắt chảo dầu lên, nắn hỗn hợp thành từng miếng tròn tròn dẹp dẹp cho vào chảo chiên cho vàng lên.
- bày ra đĩa cho cà chua cắt miếng để xung quanh, cho chả tôm vào giữa, đặt vào lá thì là lên trên.
Công thức 2
Nguyên liệu:
- 500g tôm đất
- 5 cái lòng đỏ trứng gà
- 2 tép đầu hành lá
- 2 củ hành tím, 2 muổng súp bột năng, 1/3 muổng cà phê muối, 2 muổng cà phê hạt nêm, 1 muổng cà phê tiêu xay, muối tiêu chanh chấm kèm, dầu ăn
Thực hiện:
Tôm đất rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu đuôi, chỉ đen, cho vào khăn sạch, vắt nhẹ cho tôm ráo
- Đầu hành lá bỏ rễ rửa sạch, băm nhuyễn. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, bào mỏng
- Cho tôm, đầu hành, hành tím vào cối, dùng chày quết mịn. Khi thấy dẻo tay thì cho hạt nêm, tiêu cùng bột năng vào trộn đều. Cho hỗn hợp này vào khuôn tròn hoặc chén nhỏ, dưới đáy khuôn hoặc chén có phết lớp dầu ăn để hạn chế chả dính
- Chuẩn bị một nồi hấp, cho chả vào hấp từ 7 đến 10 phút. 2 phút trước khi chả chín, đánh tan lòng đỏ trứng gà, thêm muối cho đậm đà, phết lên mặt chả, đậy nắp lại khoảng 2 phút là được, lấy ra. Có thể ăn kèm với dưa chua hoặc kim chi, chấm kèm muối tiêu chanh
Mách nhỏ:
Khi quết tôm, thỉnh thoảng nhúng đầu chày vào chén dầu để tôm không dính vào chày, cối. Chả phải để thật ráo mặt trước khi ăn. Khi đó, chả rất giòn.
Công thức 3:
- tôm mua khoảng nửa cân
- nửa lạng mỡ phần
- 1 lòng trắng trứng
- 1 lạng bột chiên xù
- gia vị,hạt nêm,tiêu
Cách làm: Tôm để ngăn đá khoảng 10 phút,sau đó đem bóc vỏ,bỏ chỉ đen trên lưng tôm,lấy khỏang 4lạng đem xay nhỏ.phần tồm còn lại và mỡ đem băm riêng,phần này không băm nhuyễn,mà băm hạt lựu nhỏ,khi ăn sẽ thấy sần sật trong miệng <giống chả mực >.Tất cả đem ướp gia vị,tiêu,hạt nêm trong 30 phút,trc khi đem chiên,cho lòng trắng trứng vào đánh đều lên,để thêm 5phút nữa.Sau đó lấy muổng viên hỗn hợp thành từng miếng vừa ăn,lăn qua bột xù rồi chiên lên.
Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015
EM MÃI YÊU ANH --TRỌN CUỘC ĐỜI
EM MÃI YÊU ANH --TRỌN CUỘC ĐỜI
Em mãi yêu anh trọn cuộc đời
Dù cho anh là ánh sao rơi
Một căn nhà nhỏ mình chung gối
Hai trái tim vàng ta kết đôi
Anh nguyện yêu em mãi mãi thôi
Tình ta hoà quyện máu tim rồi
Trời nghiêng, đất ngả muôn thay đổi
Gió táp, mưa sa vạn lấp bồi.
Một dạ, một lòng tình vẹn khối
Toàn tâm, toàn ý nghĩa nguyên lời
Mặc ai mắt biếc môi hồng gợi
Anh mãi yêu em trọn cuộc đời.
Anh mãi yêu em trọn cuộc đời
Dù cho vật đổi với sao dời
Một căn nhà nhỏ mình chung gối
Hai trái tim vàng ta kết đôi
Hạnh phúc gia đình vui sớm tối
Sắt son chung thuỷ chẳng phai phôi
Triều dâng, lũ cuốn, mưa dông nổi
Bến mãi bên thuyền dẫu dạt trôi.
Em nguyện yêu anh mãi mãi thôi
Tình ta làm cháy tim em rồi
Nguyện suốt 1 đời không thay đổi
Gió táp, mưa sa cũng chẳng trôi
Em mãi yêu anh trọn cuộc đời
Dù cho anh là ánh sao rơi
Một căn nhà nhỏ mình chung gối
Hai trái tim vàng ta kết đôi
Hạnh phúc gia đình vui sớm tối
Sắt son chung thuỷ chẳng phai phôi
Triều dâng, lũ cuốn, mưa dông nổi
Em mãi bên anh , mãi mãi thôi
Bến mãi bên thuyền dẫu dạt trôi.
NGÀY CHỦ NHẬT --THƯỞNG THỨC --BÁNH SU KEM -- NGON - NGON -
Nguyên liệu
- Sữa tươi: 500ml
- Đường: 100gr
- Trứng: 3 quả
- Tinh bột ngô: 65gr
- Bơ nhạt: 5 gr
- Vanilla, muối
Bước 1: Lấy trứng tách riêng lòng trắng và lòng đỏ vì làm nhân bánh
chỉ cần dùng lòng đỏ trứng. Cho 1 chút muối và 1 chút đường vào trứng và đánh bông đến khi hỗn hợp sệt lại và chuyển sang màu vàng nhạt, nhấc que đánh trứng lên thấy lòng đỏ chảy xuống thành dòng là được. tớ phải đánh đều tay hoặc tớ có thể sử dụng bằng máy đánh trứng.
Bước 2: Sau đó lọc bột qua cái rây rồi dùng đồ đánh trứng trộn bột vào hỗn hợp kem . Phần bột này tớ có thể sử dụng bột mỳ thay cho bột ngô
Bước 3: Cho sữa vào nồi làm nóng rồi đổ từ từ sữa vào tô trứng bột vừa đánh xong, vừa đổ vừa quấy đều tay đến khi đổ hết sữa.Không nên đổ sữa cùng 1 lúc, sữa nóng quá sẽ làm bột bịt vón cục.
Bước 4: Sau đó đổ hỗn hợp trên vào 1 cái nồi rồi đun lửa nhỏ, tiếp tục đảo đến khi đặc lại là được. Đun trong khoảng 2p để bột được chín rồi bắc ra khỏi bếp. Tiếp sau đó cho bơ, chút muối và vanila rồi trộn đều. Đây là nhân kem truyền thống, tớ có thể thay bằng các loại nhân khác
như kem tươi hoặc bột trà xanh để tạo nên hương vị mới khác biệt hơn.
Bước 5: Đổ phần kem vừa trộn ra 1 cái tô để nguội rồi cho vào tủ lạnh.
Nguyên liệu làm vỏ bánh:
- Nước: 240 ml(có thể thay bằng sữa tươi)
- Trứng: 4 quả
- Bơ: 100g
- Bột mì: 125 g
- Muối
Bước 1: Lấy 1 tấm lót giấy nến (giấy để nướng bánh) để lên khay nướng. Bật lò nướng ở khoảng 200 độ C.
Bước 2: Sau đó lấy nguyên liệu ra, cho bơ, đường, nước và 1 chút muối vào nồi đun lên để lửa nhỏ vừa, khuấy đều tay đun đến khi bơ tan chảy. Rồi đổ bột vào quấy đều đến khi bột thành 1 khối bột dẻo, không dính vào đáy nồi.
Bước 3: Bắc ra khỏi bếp, quấy đều
thêm khoảng 1p nữa rồi lần lượt đập từng quả trứng đổ vào đảo, quấy đều đến khi hỗn hợp đặc và mịn mượt.
Bước 4: Rồi đổ hỗn hợp vào túi bắt kem và bơm bột thành hình tròn hoặc có thể sử dụng đui hình hoa, hình xoắn ốc. lúc bơm bột xuống khay nên bơm không quá to và để khoảng cách xa nhau, vì trong quá trình nướng bánh bột sẽ nở ra và dính vào nhau
Bước 5: Bỏ khay bánh vào lò nướng, trong khoảng 25-30 phút, tùy vào kích thước của bánh. Trong quá trình nướng bánh không được mở lò. Khi bánh nở đẹp có màu vàng nâu thì tắt lò và lấy bánh ra để nguội. Tiếp đó, lấy phần kem đã chuẩn bị trước ra khỏi tủ lạnh, tiếp tục đánh đều lên 1 lần nữa rồi đổ vào túi bắt kem.
Bước 6: Đợi khi bánh đã nguội, dùng dao hoặc kéo rạch 1 đường ở phần thân bánh rồi bơm kem vào
Ngon , ngon , ngon ........
Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015
CON SÓNG TRONG LÒNG EM
CON SÓNG TRONG LÒNG EM
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dữ dội và dịu êm
ỒN ÀO VÀ LẶNG lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh- một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Ðể ngàn năm còn vỗ
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN --CẰN BIẾT --KHI BỊ -RẮN ĐỘC CẮN
Rắn độc cắn là một cấp cứu. Bệnh nhân cần được sơ cứu thích hợp, vận chuyển nhanh chóng và an toàn tới các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
1. Sơ cứu rắn độc cắn:
- Sau khi bị rắn độc cắn cần tiến hành sơ cứu ngay, trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.
1.1. Mục tiêu của sơ cứu:
- Làm chậm sự hấp thu của nọc độc về tuần hoàn hệ thống.
- Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, kiểm soát các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện sớm và ngăn chặn các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.
- Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc đặc hiệu).
- Mục tiêu trên hết: không làm gì có hại thêm cho bệnh nhân !
1. 2. Các biện pháp sơ cứu được khuyến cáo:
- Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.
- Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chi bị cắn bằng nẹp (vì bất kỳ sự vận động nào của chi hoặc co cơ đều làm tăng sự vận chuyển của nọc độc về tuần hoàn hệ thống). Cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn vì có thể gây chèn ép khi chi sưng nề.
- Cân nhắc biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép bất động khi rắn lục cắn vì có thể làm nặng thêm tổn thương tại chỗ.
- Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời với việc duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân liệt thì khai thông đường hô hấp (tư thế, hút đờm rãi,…), hô hấp nhân tạo.
- Tránh can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ chảy máu thêm
Kỹ thuật băng ép bất động:
- Dùng băng rộng khoảng 10 cm, nếu có điều kiện dài ít nhất khoảng 4,5 m. Có thể băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Không cố cởi quần áo vì dễ làm chi phải vận động, có thể băng đè lên quần áo.
- Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (vẫn còn sờ thấy mạch đập, đủ để luồn một ngón tay giữa các nếp băng).
- Bắt đầu băng từ ngón chân về phía gốc chi để hết toàn bộ chi.
- Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,…) cố định chi với nẹp.
Vết cắn ở bàn tay, ngón tay, cẳng tay:
+ Băng ép bàn tay, cẳng tay.
+ Dùng nẹp cố định cẳng bàn tay.
+ Dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ bệnh nhân.
- Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu
- Vết cắn ở thân mình: ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động thành ngực.
1.2. Không áp dụng các biện pháp sau:
- Các biện pháp sau đã được chứng minh là không có hiệu quả hoặc thấm chí gây hại thêm cho bệnh nhân và do đó không áp dụng.
- Ga rô, trích, rạch, trâm, chọc tại chỗ, hút nọc độc, gây điện giật, đắp các loại thuốc y học dân tộc, hoá chất lên vết cắn, sử dụng hòn đá chữa rắn cắn, chườm lạnh vết cắn (chườm đá).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)