NGUYÊN TẮC CƠ BẢN --CẰN BIẾT --KHI BỊ -RẮN ĐỘC CẮN|GIẢI TRÍ VÀ VUI CƯỜI CÙNG SÂM NHUNG

oh

oh

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN --CẰN BIẾT --KHI BỊ -RẮN ĐỘC CẮN



 
Rắn độc cắn là một cấp cứu. Bệnh nhân cần được sơ cứu thích hợp, vận chuyển nhanh chóng và an toàn tới các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
1. Sơ cứu rắn độc cắn:
- Sau khi bị rắn độc cắn cần tiến hành sơ cứu ngay, trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.

1.1. Mục tiêu của sơ cứu:
- Làm chậm sự hấp thu của nọc độc về tuần hoàn hệ thống.
- Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, kiểm soát các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện sớm và ngăn chặn các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.
- Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc đặc hiệu).
- Mục tiêu trên hết: không làm gì có hại thêm cho bệnh nhân !
1. 2. Các biện pháp sơ cứu được khuyến cáo:
- Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.
- Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chi bị cắn bằng nẹp (vì bất kỳ sự vận động nào của chi hoặc co cơ đều làm tăng sự vận chuyển của nọc độc về tuần hoàn hệ thống). Cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn vì có thể gây chèn ép khi chi sưng nề.
- Cân nhắc biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép bất động khi rắn lục cắn vì có thể làm nặng thêm tổn thương tại chỗ.
- Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời với việc duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân liệt thì khai thông đường hô hấp (tư thế, hút đờm rãi,…), hô hấp nhân tạo.

- Tránh can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ chảy máu thêm
Kỹ thuật băng ép bất động:
- Dùng băng rộng khoảng 10 cm, nếu có điều kiện dài ít nhất khoảng 4,5 m. Có thể băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Không cố cởi quần áo vì dễ làm chi phải vận động, có thể băng đè lên quần áo.

- Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (vẫn còn sờ thấy mạch đập, đủ để luồn một ngón tay giữa các nếp băng).

- Bắt đầu băng từ ngón chân về phía gốc chi để hết toàn bộ chi.

- Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,…) cố định chi với nẹp.

Vết cắn ở bàn tay, ngón tay, cẳng tay:
+ Băng ép bàn tay, cẳng tay.
+ Dùng nẹp cố định cẳng bàn tay.
+ Dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ bệnh nhân.

- Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu
- Vết cắn ở thân mình: ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động thành ngực.
- Vết cắn ở đầu, mặt, cổ: khẩn cấp vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

1.2. Không áp dụng các biện pháp sau:
- Các biện pháp sau đã được chứng minh là không có hiệu quả hoặc thấm chí gây hại thêm cho bệnh nhân và do đó không áp dụng.
- Ga rô, trích, rạch, trâm, chọc tại chỗ, hút nọc độc, gây điện giật, đắp các loại thuốc y học dân tộc, hoá chất lên vết cắn, sử dụng hòn đá chữa rắn cắn, chườm lạnh vết cắn (chườm đá).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét