NHI NHI TÌM HIỂU -BỆNH VỀ TIM - VAN 2 LÁ , VAN 3 LÁ
Tim có 4 ngăn , 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất
Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra các động mạch ( động mạch chủ và động mạch phổi ) đều có van đảm bảo cho máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định )
Bệnh hở van tim 3 lá
Nếu van 3 lá bị hở, người ta gọi là bệnh hở van 3 lá, còn nếu van động mạch chủ bị hở là bệnh hở van động mạch chủ. Trong hở van tim bệnh nhân thường mệt mỏi tuy nhiên tuỳ theo mức độ hở nặng hay nhẹ, đã có biến chứng hay chưa mà dẫn tới các biểu hiện khác nhau như: khó thở, đau ngực, tím tái, choáng, suy tim,…. Khi các van bị hở, máu phụt ngược trở lại (gây ứ ở tim), tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy thêm cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy yếu.
Hở van 3 lá là gì?
Tim chúng ta có 4 buồng (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) và có 4 van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van 2 lá và van 3 lá.
Khi hai tâm thất bóp (thời kỳ tâm thu) thì van 2 lá và van 3 lá đóng kín, đồng thời van động mạch chủ và van động mạch phổi mở để đẩy máu lên phổi và đưa máu giàu ôxy tới nuôi các tế bào. Khi tâm nhĩ nghỉ (thời kỳ tâm trương), 2 van động mạch chủ và phổi đóng kín để máu không chảy ngược lại tâm thất được. Chúng ta có thể coi các van tim là những "cánh cửa", khi mở ra cho máu chảy một chiều, khi đóng lại giữ máu không chảy ngược lại được.
Khi ta mắc một số bệnh, chủ yếu là bệnh thấp khớp sẽ gây tổn thương ở tim, làm các van tim dày dính và cứng, các mép van cuộn lại, nên khi đóng chúng không thể đóng kín mà vẫn để hé ra một khe hở giữa các mép van làm cho máu có thể phụt ngược lại. Van tim 3 lá , đây là van tim thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải.
Nếu van 3 lá bị hở, người ta gọi là bệnh hở van tim 3 lá, còn nếu van động mạch chủ bị hở là bệnh hở van động mạch chủ. Trong hở van tim bệnh nhân thường mệt mỏi tuy nhiên tuỳ theo mức độ hở nặng hay nhẹ, đã có biến chứng hay chưa mà dẫn tới các biểu hiện khác nhau như: khó thở, đau ngực, tím tái, choáng, suy tim,…. Khi các van bị hở, máu phụt ngược trở lại (gây ứ ở tim), tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy thêm cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy yếu.
Về điều trị
Hở van tim nói chung, ở thời kỳ bệnh còn nhẹ, người bệnh không khó thở hoặc chỉ khó thở nhẹ khi làm việc gắng sức, thì chỉ cần sinh hoạt điều độ, tránh lao động quá sức, ăn uống ít mặn (vì muối giữ nước làm tăng gánh nặng cho cơ tim), nếu thấy cần thiết thì dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.
Trường hợp hở van tim nặng đã có dấu hiệu suy tim, người bệnh phải theo một chế độ điều trị chặt chẽ hơn. Ngoài thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu do thầy thuốc chỉ định, người bệnh cần ăn nhạt, tránh lao động gắng sức, sinh hoạt điều độ, tránh mọi cảm xúc đột ngột...
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên và điều trị tăng huyết áp (nếu có) vì huyết áp cao làm tim phải gắng sức nhiều hơn.
- Ăn lạt, ăn ít muối: làm giảm việc giữ nước của cơ thể, tránh cho tim phải gắng sức và không làm tăng huyết áp. Ăn thức ăn ít chất béo và kiểm tra nồng độ mỡ trong máu thường xuyên để phòng ngừa bệnh mạch vành vì bệnh mạch vành ảnh hưởng tới cơ tim, đưa đến tăng mức độ hở van tim.
- Không uống cà phê: hở van tim có thể kèm theo tình trạng rối loạn nhịp. Cà phê sẽ làm nặng thêm rối loạn nhịp (nếu có). Không uống rượu: tương tự cà phê, rượu cũng làm xấu hơn tình trạng rối loạn nhịp. Ngoài ra, uống rượu nhiều có thể gây bệnh cơ tim, ảnh hưởng tình trạng hở van.
- Tránh để quá cân vì tình trạng quá cân là một gánh nặng cho tim khi co bóp. Tập thể dục mỗi ngày. Sinh hoạt điều độ, tránh hoạt động gắng sức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét