PHỤ NỮ VÀ GIÀY CAO GÓT|GIẢI TRÍ VÀ VUI CƯỜI CÙNG SÂM NHUNG

oh

oh

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

PHỤ NỮ VÀ GIÀY CAO GÓT

PHỤ NỮ VÀ GIÀY CAO GÓT

Người thường xuyên mang giày cao gót, nhất là kiểu mũi nhọn, thường bị bệnh lý viêm lớp cân mạc lòng bàn chân do bị căng giãn quá mức, hoặc viêm và biến dạng khớp ngón chân cái và ngón út (thành một góc nhọn). Tình trạng tăng cân quá mức sẽ làm bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.
Ngoài ra, khi mang dép hay giày quá rộng, do bị cọ xát thường xuyên hoặc bàn chân lỏng lẻo không được giữ chắc trong giày nên chân dễ bị viêm, chấn thương (như bong gân). Các đầu ngón chân sẽ quặp xuống như ngón chân chim vì phải gắng sức để bấu chắc vào mặt đất khi di chuyển.
Người ta còn thấy có mối liên quan giữa chứng thoái hóa khớp gối và những phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót trên 5 cm.

Các bệnh do sử dụng giày không đúng mục đích
Việc sử dụng giày không phù hợp (như dùng giày thông thường để chạy bộ, giày tập thể dục trong nhà để đá bóng) hoặc buộc dây giày quá chặt, quá lỏng sẽ khiến chân bị đau, dễ té ngã, chấn thương, gãy xương do mỏi, viêm hay tổn thương các gân và dây chằng.

Bệnh lý do nguyên phụ liệu
Móng chân có thể bị teo hoặc ăn sâu trong khóe, bị nhiễm nấm do giày ẩm ướt, kém thoáng khí, chàm dị ứng do dị ứng với nguyên liệu chế tạo giày. Nguyên liệu nếu quá thô cứng sẽ làm tổn thương da trực tiếp, nếu quá mềm sẽ không bảo vệ được da trước các tác nhân gây hại bên ngoài. Một số nguyên phụ liệu gây kích ứng da.
Nguyên liệu kém thoáng khí, kém hút ẩm hay có nhiều khoang lỗ nhỏ có thể là ổ chứa vi trùng hay vi nấm, dễ tạo mùi hôi.

Bệnh lý do giày ở các đối tượng đặc biệt
 
- Người cao tuổi: Thường có vấn đề về mắt và xương khớp nên dễ bị trượt ngã, chấn thương.
- Người bệnh tiểu đường: Bệnh lý bàn chân tiểu đường do biến chứng thần kinh, dễ bị nhiễm trùng khi bị vết thương ngoài da.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét