Thị thần kinh
Thị thần kinh có thể bị tổn hại do rất nhiều căn nguyên khác nhau: các bệnh mất myelin (thường gặp nhất là bệnh xơ cứng rải rác), các bệnh viêm và nhiễm trùng toàn thân (lao, giang mai, v.v) hoặc lân cận (màng não, xoang, hốc mắt), các bệnh vi rút, nhiễm độc (rượu, thuốc lá, một số thuốc điều trị bệnh toàn thân), bệnh chuyển hóa và dinh dưỡng, bệnh mạch máu, khối u chèn ép, chấn thương, v.v… Những nguyên nhân trên có thể gây ra các bệnh của thị thần kinh sau:
Viêm thị thần kinh: thường ở một mắt, thị lực giảm nhiều và đột ngột, phản xạ đồng tử (trực tiếp và liên ứng) giảm khi chiếu ánh sáng ở bên mắt bệnh, phù gai (đĩa thị cương tụ, bờ mờ, có thể xuất huyết cạnh gai), ám điểm trung tâm.
Ứ phù gai: gai thị cương tụ, phù nhiều, bờ gai mờ, các tĩnh mạch giãn ngoằn ngoèo, xuất huyết quanh gai thị. Nguyên nhân thường gặp nhất là tăng áp lực nội sọ (khối u chèn ép), ngoài ra ứ phù gai có thể gặp trong cao huyết áp giai đoạn muộn, giả u não.
Khác với phù gai trong viêm thị thần kinh, ứ phù gai thường ở hai mắt, thị lực giảm muộn hơn,
Khác với phù gai trong viêm thị thần kinh, ứ phù gai thường ở hai mắt, thị lực giảm muộn hơn,
Teo thị thần kinh: do tổn thương ở thị thần kinh, giao thoa thị giác, hoặc giải thị giác. Tổn hại lớp sợi thần kinh và tế bào thần kinh đệm làm cho đĩa thị nhạt màu hoặc bạc trắng.
Giao thoa thị giác
Giao thoa thị giác có thể bị chèn ép do các khối u trong sọ (thường gặp nhất là u tuyến yên, u sọ-hầu, u màng não trên yên, và u thần kinh đệm),
đôi khi do phình mạch hoặc quá trình viêm. Chèn ép ở giao thoa thị giác thường gây bán manh hai bên thái dương. Ở giai đoạn sớm, bán manh chưa hoàn toàn và thị lực có thể chưa bị ảnh hưởng. Chèn ép càng nhiều và có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ thì có thể xuất hiện phù gai. Giai đoạn muộn sẽ thấy gai thị bạc màu hoặc teo hoàn toàn dẫn đến mù. Có thể kèm theo liệt vận nhãn (thường gặp liệt dây VI) hoặc rối loạn chức năng tuyến yên.
đôi khi do phình mạch hoặc quá trình viêm. Chèn ép ở giao thoa thị giác thường gây bán manh hai bên thái dương. Ở giai đoạn sớm, bán manh chưa hoàn toàn và thị lực có thể chưa bị ảnh hưởng. Chèn ép càng nhiều và có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ thì có thể xuất hiện phù gai. Giai đoạn muộn sẽ thấy gai thị bạc màu hoặc teo hoàn toàn dẫn đến mù. Có thể kèm theo liệt vận nhãn (thường gặp liệt dây VI) hoặc rối loạn chức năng tuyến yên.
Đường thị giác sau giao thoa
Tổn hại đường thị giác sau giao thoa đến vỏ não vùng chẩm thường do bệnh mạch máu não và khối u não, ngoài ra có thể do chấn thương, áp xe, dị thường động-tĩnh mạch.
Dấu hiệu điển hình là bán manh đồng danh, thị lực thường không ảnh hưởng, giai đoạn muộn có thể thấy teo gai.
Dấu hiệu điển hình là bán manh đồng danh, thị lực thường không ảnh hưởng, giai đoạn muộn có thể thấy teo gai.
Những tổn thương não do các nguyên nhân trên cũng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh vận động nhãn cầu. Liệt (hoàn toàn) dây thần kinh số III gây song thị, mắt lác ra ngoài và không liếc được vào phía trong, sụp mi, đồng tử giãn và mất phản xạ. Liệt dây thần kinh số IV gây ra song thị đứng (một hình cao một hình thấp), bệnh nhân khó chịu nhiều khi nhìn xuống phía dưới, đầu có thể nghiêng về bên mắt không bị liệt để tránh song thị.
Liệt dây thần kinh số VI gây ra song thị ngang (hai hình nằm ngang nhau), mắt lác vào trong và không liếc được ra phía ngoài.
Liệt dây thần kinh số VI gây ra song thị ngang (hai hình nằm ngang nhau), mắt lác vào trong và không liếc được ra phía ngoài.
Tổn hại đồng tử
Nhiều nguyên nhân toàn thân có thể gây rối loạn phản xạ đồng tử. Những dấu hiệu đồng tử thường gặp nhất là hội chứng Claude-Bernard-Horner và đồng tử Argyll-Robertson.
Tổn thương thần kinh giao cảm ở các vị trí khác nhau: phần trung tâm (từ dưới đồi tới tủy sống phía trên), phần tiền hạch (tủy sống tới hạch cổ trên), và phần hậu hạch (từ hạch cổ trên qua đám rối cảnh và nhánh mắt của dây thần kinh V1 nơi vào hốc mắt) có thể ảnh hưởng đến các sợi giao cảm chi phối cơ Muller và cơ giãn đồng tử gây ra hội chứng Claude-Bernard-Horner với tam chứng:co đồng tử một mắt, sụp mi nhẹ và giảm tiết mồ hôi nửa mặt và cổ cùng bên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét