KHÔNG ĐƯỢC --CHO TRỨNG GÀ --VÀO SỮA ....NHÉ|GIẢI TRÍ VÀ VUI CƯỜI CÙNG SÂM NHUNG

oh

oh

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

KHÔNG ĐƯỢC --CHO TRỨNG GÀ --VÀO SỮA ....NHÉ



1. Sữa đậu nành phải được đun sôi
Vì trong sữa ĐN có các chất có hại gây ức chế, nếu không đun sôi người uống sẽ gặp phải những triệu chứng trúng độc như buồn nôn, đau bụng đi ngoài ...
2. Không được cho trứng gà vào sữa ĐN:
Nhiều người tưởng rằng nếu cho thêm trứng gà vào sữa ĐN sẽ bổ dưỡng hơn , nhưng thật ra lòng trắng trứng gà sẽ kết hợp với Tơ ríp xin trong sữa đậu nành sinh ra loại vật chất mà cơ thể khó hấp thụ , làm cho trứng gà và sữa mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có .
3. Không uống sữa ĐN lúc đói
Khi uống sữa ĐN lúc bụng đói , phần lớn Protein trong sữa đậu nành sẽ chuyển hóa thành nhiệt lượng và tiêu hóa hết , không còn tác dụng bồi bổ nữa . Khi uống sữa cần ăn thêm các thức ăn có chứa tinh bột để giúp dạ dày phát huy tác dụng tiết ra dịch vị , giúp các chất dinh dưỡng được hấp thụ đầy đủ .
4. Uống sữa ĐN không cho đường cát
Trong đường cát có rất nhiều loại axit hữu cơ, chúng có thể
kết hợp với Canxi và Protein trong sữa đậu nành sinh ra các vật chất dạng khối và vật chất biến tính, chúng làm mất đi giá trị dinh dưỡng của sữa ĐN và ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác .
5. Không nên bảo quản sữa ĐN trong bình giữ nhiệt
Vì bình giữ nhiệt là điều kiện thuận lợi và thích hợp cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở, chỉ qua 3-4 giờ đồng hồ sẽ làm cho sữa ĐN bị biến chất .
6. Sữa ĐN không thích hợp với một số người
Sữa ĐN có tính hàn, người có thể chất dạ dày lạnh, sau khi uống dễ bị tức bụng , đầy bụng, ợ hơi . Người tỳ hư dễ bị đi ngoài . Người bị đầy bụng, đi tiểu đêm nhiều đều không nên uống, nếu không sẽ làm cho bệnh nặng thêm hoặc ảnh hưởng đến việc chữa trị .
7. Không nên uống quá nhiều
Không nên dùng sữa ĐN quá  nhiều
Đặc biệt chú ý không dùng sữa ĐN để uống thuốc, vì có một số loại thuốc khánh sinh sẽ phá vỡ thành phần dinh dưỡng của sữa ĐN.
8.  Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ, không nên ăn cam, quýt, vì chất acid và vitamin trong cam, quýt tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.

Sữa đậu nành từ xa xưa đã được coi là thứ đồ uống có giá trị thẩm mỹ và có tác dụng hóa đờm , thanh phổi , hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu . Thường xuyên uống sữa đậu nành có thể phòng chống ung thư, người bị tiểu đường mỗi ngày uống một cốc sữa ĐN có thể khống chế được đường huyết tăng cao .



Sữa đậu nành phải được đun sôi kỹ trong vài phút để làm tan hết chất xúc tác rồi mới dùng để uống. Nếu không đun kỹ, chất xúc tác còn lại có thể gây cồn cào, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.


Trong sữa đậu nành có vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Ngoài ra, đồ uống này còn chứa chất isoflavon bù lại tình trạng thiếu oestrogene của phụ nữ , chống loãng xương, phòng trị ung thư vú. Nó cũng cải thiện chứng thừa cholesterol ở đàn ông. 

- Không cho trứng gà vào đun sôi với sữa đậu nành để uống. Chất trypsine của sữa đậu nành kết hợp với protein có tính miễn dịch của trứng gà sẽ sinh ra một chất ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể.
- Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ, không nên ăn cam, quýt, vì chất acid và vitamin trong cam, quýt tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.
- Tránh uống sữa đậu nành trong khi đang đói. Tốt nhất là uống sữa đậu nành sau bữa ăn sáng 1-2 giờ.

- Không dùng đường đỏ để pha sữa đậu nành vì loại đường này có acid hữu cơ, khi kết hợp với protein trong sữa sẽ sinh ra chất lắng đọng, có hại cho sức khỏe.
- Không đựng sữa trong phích nước nóng vì chất xúc tác của sữa tác dụng lên các chất cáu bẩn trong phích sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, khi uống sữa dễ bị đau bụng, tiêu chảy...
-
 ______________________________________... ..
...
..
..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét