MẸ NHI NHI BỊ THIẾU MÁU|GIẢI TRÍ VÀ VUI CƯỜI CÙNG SÂM NHUNG

oh

oh

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

MẸ NHI NHI BỊ THIẾU MÁU


MẸ NHI NHI BỊ THIẾU MÁU

MẸ NHI NHI BỊ THIẾU MÁU
MẸ NHI NHI BỊ THIẾU MÁU
Sinh lý máu:
Máu là một chất lưu thông khắp cơ thể, chức năng của máu rất quan trọng và cũng rất phức tạp, bao gồm:

Chức năng hô hấp: huyết cầu tố của hồng cầu chuyên chở oxy , và carbonic , trao đổi giữa các phế nang và các tổ chức tế bào để đảm bảo chức năng hô hấp.
Chức năng dinh dưỡng: máu vận chuyển các chất dinh dưỡng cơ bản là glucose, các acid béo, các vitamin từ các dung mao của ruột non đến các tổ chức tế bào.
Chức năng đào thải: máu lưu thông khắp cơ thể, lấy những chất cặn bã của chuyển hoá ở các tế bào đưa đến các cơ quan bài tiết như: thận, phổi, ruột, tuyến mồ hôi...
Chức năng điều hoà các cơ quan: máu chứa đựng nhiều sản phẩm phức tạp của các loại tế bào, trong đó có những hormon của các tuyến nội tiết có tác dụng làm tăng hoặc giảm hoạt động của nhiều cơ quan.
Chức năng điều hoà nhiệt độ cơ thể: máu có nhiều khả năng làm tăng hoặc giảm nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng. Vì máu chứa đựng nhiều nước, mà tỷ nhiệt của nước cao hơn tỷ nhiệt các dịch khác, nước bốc hơi lấy đi nhiều nhiệt, làm giảm nhiệt cho cơ thể lúc chống nóng.

Nước chứa đựng nhiều nhiệt để chuyển đến các cơ quan lúc chống lạnh. Nước trong máu là chất dẫn nhiệt tốt, rất nhạy có thể đem nhiệt đến những nơi cần thiết rất nhanh chóng. Máu là một lò sưởi lưu động trong cơ thể.
Chức năng bảo vệ cơ thể: các loại bạch cầu của máu có khả năng thực bào, thôn tính và tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra trong máu có nhiều chất kháng thể, kháng độc tố, tiêu diệt độc để bảo vệ cơ thể.
Khối lượng máu trong cơ thể chiếm 7-9% tổng trọng lượng cơ thể tức là 1/13 thể trọng. Một người trưởng thành có khoảng 75 ml máu trong mỗi kg trọng lượng cơ thể. Nếu người có cân nặng 50 kg thì tổng lượng máu trong cơ thể người đó gần 4 lít.
Trong máu, huyết tương chiếm 54% tổng lượng còn huyết cầu chiếm 46%. Huyết cầu gồm có hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Huyết tương gồm huyết thanh và fibrinogen.
Sinh lý và sinh hoá của dòng hồng cầu:
Hồng cầu trưởng thành trong máu ngoại vi là một loại tế bào rất biệt hoá, , có chức năng vận chuyển oxy.

Hồng cầu sinh ra ở tuỷ xương và phát triển qua nhiều giai đoạn từ nguyên tiền hồng cầu rồi đến nguyên hồng cầu ưa base rồi đến nguyên hồng cầu đa sắc và cuối cùng là nguyên hồng cầu ưa acid.
Hồng cầu trưởng thành sống được 120 ngày, sau đó bị chết ở tổ chức liên võng nội mô (gan, lách, tuỷ, xương...). Những yếu tố cần thiết cho sự sinh sản dòng hồng cầu: protein, Fe++, acid folic, vitamin B12, vitamin B6.
Định nghĩa và nguyên nhân sinh bệnh thiếu máu
Định nghĩa:
Thiếu máu là một tình trạng giảm số lượng hồng cầu, giảm huyết sắc tố (hemoglobin: Hb) và hematocrit dưới 40%. Về mặt sinh lý, gọi là thiếu máu khi có giảm tỉ lệ Hb dùng để cung cấp oxy cho cơ thể.

 Tan hồng cầu chủ yếu xảy ra ở thực bào của hệ liên võng nội mạc nhất là ở gan và lách, làm phát sinh ra bilirubin đi vào dòng máu. Nếu tan máu xảy ra trong dòng máu thì sẽ có hemoglobin máu, nếu Hb máu cao quá 100 mg % thì Hb mới ra nước tiểu và nước tiểu sẽ có màu thẫm hoặc màu đen (đái ra huyết sắc tố).
Có thể do tuỷ xương giảm sản xuất hồng cầu, hoặc do tăng phá huỷ hồng cầu ở tuần hoàn hoặc do mất máu.
Nguyên nhân thường gặp:
Thiếu máu nhược sắc: do mất máu ít một.
Thiếu máu do tan máu.
Thiếu máu do tuỷ xương, thường có giảm cả 3 dòng tế bào.
Các biểu hiện lâm sàng
Thiếu máu có thể cấp tính hoặc mạn tính: thiếu máu mạn tính có hồng cầu 2 triệu /mm3, không nguy kịch bằng thiếu máu cấp có hồng cầu 2 triệu /mm3. Hematocrit giảm dưới 25% là đặc biệt nguy kịch nếu là mất máu cấp.
Thiếu máu mạn tính, có thể định lượng Hb trong máu.

Các biểu hiện lâm sàng có liên quan đến mức độ mất máu:
Hay chóng mặt, hồi hộp.
Mệt yếu, khó thở khi gắng sức.
Khó thở liên tục, suy tim.
Các dấu hiệu lâm sàng còn phụ thuộc vào trạng thái bệnh lý, hoạt động của bệnh nhân, tuổi tác

Chăm sóc cơ bản:
Giúp bệnh nhân hoạt động bình thường vừa phải, hạn chế gắng sức.
Có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi.
Trấn an cho bệnh nhân.
Giúp bệnh nhân ngồi dậy từ từ chờ một vài phút rồi đúng dậy đi.
Giải thích cho thân nhân bệnh nhân rõ tình trạng của bệnh nhân để giảm bớt công việc, trách nhiệm cho người bệnh.
Giúp bệnh nhân giảm triệu chứng suy tim.

 
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng:
Chế độ ăn giàu protein, giàu calo: protein 1 - 1,5g/kg cơ thể, glucid 65 - 70% tổng số calo.
Các vitamin cần nhiều: B6 - B12 - C.
Nhu cầu về calo vào khoảng 2000-2400 calo/ngày.
Cho bệnh nhân ăn nhừ, nhiều sợi xơ, nghiền nát, có nhiều nước dễ tiêu.
Vệ sinh hàng ngày:
Vệ sinh răng, mũi, miệng sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn và phòng bội nhiễm. Hàng ngày phải lau người, tay chân bằng nước ấm.
Vệ sinh mắt: rửa bằng khăn riêng, 1-2 lần /ngày, nhỏ mắt bằng cloramphenicol 0,4% rửa từ đuôi mắt đến đầu mắt bằng nước sạch.
Sáng và tối trước khi đi ngủ  đánh răng cho bệnh nhân
Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và thân nhân:
Cần có chế độ lao động, nghỉ ngơi đúng sau khi khỏi bệnh.

Cần có chế độ ăn uống giàu protein, giàu calo, ăn thức ăn nhiều chất sắt.   Lựa chọn công việc thích hợp.
 
Hướng dẫn cho bệnh nhân biết chu kỳ của giun móc để phòng bệnh.
Tránh ăn uống nhiều những chất kích thích như: rượu, ớt, hạt tiêu.
 Ăn hoa quả: chuối, cam, nho, dưa hấu... Ăn rau: rau muống, rau dền, đậu, giá, đỗ...
Tránh mắc bệnh trĩ.


 
 


 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét