2014|GIẢI TRÍ VÀ VUI CƯỜI CÙNG SÂM NHUNG

oh

oh

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Bàn phím laptop bị hỏng


Các phím bị kẹt với nhau
Nguyên nhân: Chủ yếu là do tình trạng bụi bẩn vì môi trường xung quanh và trong quá trình làm việc lâu dài đã làm cho bàn phím gắn nhiều bụi trên và dưới chân phím sẽ làm cho các phím trở nên khó bấm, bấm không có tác dụng, bấm khó khăn mà bạn không thường vệ sinh hoặc vệ sinh không được đúng cách đối với chỗ kín này.

Cách khắc phục: Bạn phải tháo bàn phím ra khỏi máy và tiến hành lâu chùi sạch sẽ đối với vùng này bằng tua vít. Bạn có thể dùng chổi, vải khô để làm hết bụi bẩn.
Bàn phím bị tác động từ dung dịch hoặc chất lỏng
Nguyên nhân: Chủ yếu là do sơ ý khi làm việc với máy tính mà những dung dịch lỏng như cafe,nước... bị đổ trên bàn phím mà phía dưới của bàn bàn phím là toàn chất bán dẫn nên khi đổi lên làm cho bàn phím không còn bấm được
Cách khắc phục: Tùy vào lượng nước đổ ra mà bạn có thể cứu chữa trong trường hợp hi hữu này. Nếu đổ ít thì bạn có thể lật ngược bàn phím lên cho nước chảy xuống đất đồng thời lau khô bằng vải. Nếu đổ nhiều thì bạn phải rút nguồn điện ra ngay lập tức và không được bấm vào bất ký phím nào trên đó dùng Plastic để lau sạch đi. Nếu nước đổ quá nhiều làm cho bàn phím không còn hoạt động thì bạn phải tắt nguồn và tháo bàn phím ra khỏi máy và tiến làm khô bản mạch điện hoàn toàn rồi lắp lại ..Nếu vẫn không được thì bạn bắt buộc phải thay IC.
Bàn phím không còn tác dụng khi bấm
Nguyên nhân: Với lỗi loại này có  nhiều nguyên nhân nhưng có thể kể đến như bụi bẩn, cháy đoạn mạnh nào đó, vùng bấm dưới mỗi phím bị chai...
Cách khắc phục: Bạn vệ sinh dưới chân bấm và các vùng trên cách lân cận xung quanh các phím không bấm được. Nếu bị cháy bạn có thể dùng kéo dãn điện nối lại hoặc bạn có thể thay lớp nhựa này từ bàn phím cũ.
Đứt đoạn mạch trong bàn phím và đứt dây dẫn vào bàn phím
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng này đó chính là nhiệt độ, tác động từ ngoài vào bàn phím có thể là do quá trình oxy hóa do lâu ngày.
Cách khắc phục: Thứ nhất bạn kiểm tra xem đoạn dây dẫn từ mainboard đến bàn phím có bị đứt chỗ nào không rồi tiến nối lại. Thứ 2 phía trong bạn nên tháo bàn phím và các bộ phận liên quan đền bàn phím ra rồi tiến hành hàn gắn đoạn mạch đứt đó.Và tiến hành kiểm tra tổng thể về các đường đi của dây dẫn  từ Mainboard đến bản mạch phím. Nhưng đối với cách này bạn phải cẩn thận vì phải động chạm đến những vị trí rất nhỏ bé từ bản mạch li ti.

Nhi làm bánh ướt ăn no en

Nguyên lieu
  • Bột bánh: bột gạo và bột năng
  • Nhân bánh: thịt băm, mộc nhĩ, hành khô và hành tây icon biggrin Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính
  • Dầu ăn, muối, gia vị, hạt tiêu, mắm,  chanh
  • Dụng cụ: một cái chảo k dính mỏng nhỏ icon biggrin Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính  icon razz Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính )
2. Cách làm
  • Bột bánh: Bột bánh bao gồm bột gạo và bột năng. icon biggrin Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính  pha bột theo tỉ lệ: 1 chén  bột gạo, 2 muổng bột năng và 3 chén nước  icon wink Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính ) … Sau đó cho 1 muổng dầu ăn và ít muối vào ngâm bột khoảng 3-4 tiếng .
07141258 1 Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính
 cho thêm chút muối và dầu ăn
  • Nhân bánh: icon biggrin Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính …  Trộn thịt băm với mộc nhĩ và hành Tây đã được băm nhỏ rồi ướp với mắm, gia vị và hạt tiêuicon biggrin Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính  icon wink Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính icon biggrin Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính ) … Sau đó ướp khoảng 15’ cho ngấm gia vị rồi Nhi đưa lên bếp xào chín, nêm nếm lại cho vừa . Tiếp đến để nguội và chờ bột chuẩn bị đổ bánh thôi icon biggrin Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính
07141300 2 Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính
Nhân bánh cuốn  gồm có: thịt băm, mộc nhĩ và hành Tây
  •  đổ bánh:
    • icon wink Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính … đổ dầu ăn ra một cái chén nhỏ, sau đó dùng bông  để bôi dầu vào chảo, và vào một cái đĩa để tí nữa ta đổ bánh ra đĩa.
    07141303 3 Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính
    Chuẩn bị bôi dầu lên chảo và một cái đĩa nè.  icon biggrin Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính
    • Làm nóng chảo, và để lửa ở mức giữa Medium và Hi-medium rồi bắt đầu đổ bột vào chảo.  dùng một vá nhỏ để đo lượng bột …  … … Sau đó dùng 1 cái vung đậy chảo một lúc để bột chín… Bột chín là úp chảo vào cái đĩa to lúc nãy Nhi đã bôi sẵn dầu ăn để cho đỡ bị dính đó. …
    07141305 4 Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính
     icon biggrin Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính
    07141307 5 Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính
    Đổ bột rồi dùng nắp đậy chảo vào cho bột chin icon smile Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính
    • Sau đó  đổ  cái bánh tiếp theo trong lúc chờ bánh nguội để cuốn. Xong xuôi, đậy vung vào là quay ra cuốn bánh thôi…  icon razz Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính …  cuốn tròn như nem và bên trong rất nhiều nhân icon biggrin Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính …  icon biggrin Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính  …
    07141309 6 Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính
    Úp chảo ra cái đĩa đã được bôi dầu ăn và chờ nguội rồi cuốn bánh
    • Cứ như vậy, làm luôn tay thì khoảng 1 tiếng là Nhi làm được 4 đĩa
    07141312 7 Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính
     làm hành khô
  • Cắt hành hơi mỏng. Sau đó làm nóng chảo dầu lên ,rồi đổ hành vào phi với lửa to (Med-Hi). Đảo đều tay cho tới khi thấy hành hơi vàng vàng thì tắt bếp và tiếp tục đảo thêm một lúc nữa cho hành vàng hẳn.  Một lúc sau hành sẽ tự giòn ^^

 

Xong rồi, giờ thì xếp bánh vào đĩa, rắc hành khô và chuẩn bị ăn . Bánh cuốn có thể ăn kèm thêm vài miếng giò hoặc chả. Nước chấm bánh cuốn thì phải nhạt, . Cách pha rất đơn giản: mắm, đường và chanh , ớt icon biggrin Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính
07141314 8 Hướng dẫn cách làm Bánh Cuốn bằng chảo không dính

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Nữ sát thủ

Yêu Dùm cô chủ

Đường đến ngai vàng

Công chúa và vệ sĩ

Thị Nở đáng ghét

Thị nở xấu ơi là xấu
Nước da xám xịt
Cái mặt thị hả : chiều dài ngắn hơn chiều rộng
Mà thị thích cười lắm nha : răng thị to ơi là to , chắc là không vệ sinh răng miệng sau khi ăn , nên nhìn  ghê lắm
Bên ngoài đã xấu , thị còn ác độc , chứ không nhân từ như Thị Nở ( trong Chí Phèo)
Thị tự hào về giọng  nói , mỗi khi cất lên : y như bò rống bị điên
Thị thích nói xấu người  khác , nếu như người ấy không cho thị tí xương để gặm
Hoặc cục xương ấy còn ít thì thị vẫn gầm gừ
Ướt gì có Tôn Ngộ Không ở đây nhỉ , ........
                      

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Khi bé ngứa tai


Bác sĩ Võ Quang Phúc, Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố, cho biết: - bình thường, lỗ tai có cơ chế tự làm sạch ráy mà không cần can thiệp bằng cách ngoáy tai. Ráy được hình thành do chất nhờn trong tai trộn lẫn với các tế bào da chết.
Ở những người có cấu tạo ống tai ngoài hẹp, ráy tai tích tụ quá nhiều cũng sẽ đóng cục lại làm bít ống tai, dẫn đến hạn chế khả năng nghe. Mặt khác, môi trường hiện nay quá ô nhiễm, dễ gây rối loạn các tuyến ống tai, khiến ráy được bài tiết ra nhiều hơn.

Theo bác sĩ Phúc, mức độ đau tai của bệnh nhân nặng hay nhẹ, khả năng nghe giảm nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ ráy tai. Trẻ bị nút ráy tai sẽ nghe kém, đau một bên tai. Người già còn bị ngứa. Người bị nút ráy tai thường bị ù tai khi tắm ở biển, hồ bơi do nước thấm vào bên trong làm cục ráy nở ra, bít quanh ống.

Đã có nhiều bệnh nhân nhập viện do bị nấm tai, trầy và chảy máu niêm mạc ống tai ngoài, viêm ống tai ngoài, điếc… do ngoáy quá sâu ở tiệm cắt tóc, vì thợ hớt tóc không biết cách lấy ráy, lại dùng dụng cụ cho nhiều khách hàng. Viện Pasteur TP.HCM đã công bố một kết quả xét nghiệm, tìm thấy trên một chổi bông ngoáy tai của tiệm hớt tóc có: 1328 vi khuẩn Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da, viêm da, gây mụn nhọt, lở loét, rất khó chữa và là loại vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh nhất. Kết quả dương tính với Aspergillus flavus, một loại nấm rất độc thường có trong phổi, khoang mũi, tai, khi nhiễm rất khó chữa trị, dễ gây hoại tử , áp-xe và nhiều loại nấm mốc nguy hiểm khác.

Bác sĩ Võ Quang Phúc khuyên: - khi thấy trẻ lắc đầu, dụi tay vào tai, nên đưa đến ngay bác sĩ chuyên khoa để xác định có bị viêm tai hay không. Có thể lúc tắm, nước xà phòng chảy vào tai bé, gây nhiễm trùng, hoặc bé bị tổn thương do mẹ ngoáy tai quá sâu. Với những người tai đang khỏe mạnh bình thường, tốt nhất không nên ngoáy tai bằng các vật cứng.
Với các trường hợp trẻ nhỏ (hay người có ống tai nhỏ-hẹp), khi có nút ráy hoặc ráy tích tụ nhiều gây ngứa, ù tai, suy giảm thính giác, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và sinh hoạt hàng ngày, các bậc cha mẹ cần chú ý phát hiện và nên đưa trẻ tới các phòng khám chuyên khoa để xử lý.

Khi cơ chế tự làm sạch ráy của ống tai bị trục trặc gây tích tụ nhiều ráy trong ống tai, bạn cần biết cách vệ sinh tai theo phương pháp khoa học.

Các nhà khoa học đã chỉ rõ có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng có tiếng hú, ù, tiếng rít đôi khi bạn nhận thấy tự nhiên xuất hiện trong tai. Một trong các nguyên nhân gây ra nó, đó là bề mặt da ống tai do bị viêm nhiều, khi lành tạo các sẹo trên da ống tai "làm mất tính mềm-đàn hồi tự nhiên" nên làm mất đi khả năng khử tạp âm mà gây nên nhiễu thính thị, khiến bệnh nhân thường xuyên phải khó chịu trong suốt phần đời còn lại.

Hiện nay phương pháp xử lý ráy bị tích tụ trong ống tai đã được ứng dụng bằng sản phẩm dung dịch phun sương vệ sinh tai chuyên biệt ( ceruminolytic - chất phá ráy dính, tích tụ/ nút ráy) .Phương pháp này có thể ví như "một cuộc cách mạng khi loài người tìm ra thuốc đánh răng !".
Dung dịch được phun sương vào trong ống tai sẽ làm tan rã các tảng ráy hoặc nút ráy bị tích tụ, giúp dễ dàng rửa trôi ra ngoài mà không cần sử dụng các vật cứng, đồng thời bôi trơn cho bề mặt da tai, chống dính ráy tai và tích tụ ráy tai trở lại, chống tạo nút ráy giúp ổn định thính giác. Phương pháp được ứng dụng rất tốt để vệ sinh tai đúng cách và khoa học, thay thế cho những thói quen cũ thường sử dụng các vật cứng thậm chí dùng chung các dụng cụ lấy ráy chưa được khử trùng như trước đây.

Việc ứng dụng các dung dịch chuyên biệt để vệ sinh tai, rửa tai, xử lý ráy tai, nút ráy là một phương pháp khoa học hiện nay các nước tiên tiến đang sử dụng rộng rãi. Nó được ứng dụng tại các phòng khám chuyên khoa, bởi các bác sĩ chuyên khoa, các GPs hoặc các Y tá, tại các trung tâm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tiệm hớt tóc, dịch vụ làm đẹp...Ở đó các thao tác của các nhân viên chuyên nghiệp được tuân thủ các hướng dẫn đảm bảo các điều kiện về Y tế, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân và như vậy là rất an toàn cho sức khỏe tai, giúp phòng tránh được các nguy cơ lây nhiễm nấm, vi khuẩn bệnh tai, viêm- nhiễm trùng hoặc các nguy cơ lây nhiễm cơ hội và các bệnh xã hội nguy hiểm.

Xin đơn cử vài loại sản phẩm phun sương vệ sinh tai trên thế giới để các bạn, các bậc cha mẹ tham khảo và ứng dụng khi cần, ví dụ: CERUSPRAY, EAR CLEANSER, RAY-C HYGIENE SPRAY. Trong đó RAY-C EAR HYGIENE SPRAY (dung dịch vệ sinh tai/ loại bỏ ráy, nút ráy đang thịnh hành tại Việt nam/ được các Bác sĩ chuyên khoa ưa dùng trong các phòng mạch/ có 2 dạng: RAY-C baby nhỏ giọt dành riêng cho trẻ em/RAY-C phun sương dùng cho người lớn). Chế phẩm này có công dụng vệ sinh tai (Earwax removal) giúp loại bỏ ráy tai và nút ráy bị dính, tích tụ (impacted earwax) rất hiệu quả. Hiện chúng đang được ứng dụng rộng rãi tại các phòng mạch, nhưng nó là hoàn toàn có thể ứng dụng tốt và dễ dàng để sử dụng vệ sinh cá nhân cho đôi tai tại các tiệm hớt tóc, các trung tâm chăm sóc sức khỏe. (chỉ cần cuốn một chút bông Y tế trên đầu một dụng cụ I- nox đã được khử trùng, soi đèn và lau sạch nhẹ nhàng ống tai cho khách hàng sau khi xịt dung dịch khoảng 30 giây).
Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn nên đọc kỹ các nội dung Khuyến cáo đã ghi trên Toa, hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ, các nhà chuyên môn, để được tư vấn sử dụng cho phù hợp với nhu cầu/ tình trạng sức khỏe của tai và để có được sản phẩm đáp ứng đúng mục đích/ nhu cầu của bạn - đỡ tốn tiền bạc, bởi lẽ, tính năng và công dụng của mỗi loại sản phẩm là khác nhau.

Tại Việt nam hiện có 2 loại chính cần phân biệt rõ, ví dụ:

1: RAY-C ear hygiene spray (là một Ceruminolytic - dung dịch chuyên biệt để loại bỏ ráy dính, tích tụ và nút ráy) - Loại dung dịch này giúp loại bỏ ráy dính rất tốt - đang được sử dụng tại các Bệnh viện, được các chuyên gia hàng đầu chuyên khoa Tai- Mũi -Họng đánh giá cao. Các phòng khám chuyên khoa ENT rất ưa dùng bởi vì nó có năng lực khử bỏ độ dính và làm mềm,mủn các mảng ráy, nút ráy nhanh chóng để dễ dàng rửa trôi ra ngoài. Ngoài ra còn giúp bôi trơn, chống ngứa, chống nấm, giúp ổn định thính giác tốt.

2: Loại nước biển hay dung dịch nước muối (Nacl), thường chỉ dùng để hỗ trợ điều trị, xịt rửa vết thương khi phẫu thuật... mà hoàn toàn không có công dụng loại bỏ ráy dính hay nút ráy tai, các thử nghiệm lâm sàng cho thấy loại này phải ngâm rất lâu mới làm mủn được ráy, như vậy nó lại làm da tai bị bấy, ngấm nước và làm hư tổn các tuyến dịch tai dưới lớp da tai. (hư tổn các tuyến dịch tai do ngâm lâu trong nước thường gặp ở những người bơi lội). Dòng sản phẩm này khi sử dụng cần phải có sự hướng dẫn của Bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể. 

Tinh giảm biên chế

CHÍNH PHỦ
Số: 108/2014/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014                          
NGHỊ ĐỊNH
Về chính sách tinh giản biên chế
____________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách tinh giản biên chế.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chính sách tinh giản biên chế để thực hiện trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau:
1. Các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã;
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
3. Các hội được giao biên chế và ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương;
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (sau đây gọi chung là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, nay tiếp tục được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện sắp xếp lại theo phương án cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập;
5. Công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước nay được cấp có thẩm quyền bán hết phần vốn nhà nước;
6. Nông, lâm trường quốc doanh sắp xếp lại theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã;
2. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và theo các quy định khác của pháp luật.
4. Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động).
5. Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.
6. Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. “Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
2. “Tinh giản biên chế” trong Nghị định, này được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.
Điều 4. Nguyên tắc tinh giản biên chế
1. Phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
2. Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
4. Phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.
5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
Điều 5. Quản lý và sử dụng số biên chế đã thực hiện tinh giản
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, được sử dụng 50% số biên chế đã được tinh giản và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật; số còn lại được cắt giảm và đưa vào biên chế dự phòng do cơ quan có thẩm quyền quản lý để sử dụng cho việc thành lập tổ chức mới hoặc triển khai các nhiệm vụ mới được cấp có thẩm quyền giao.
2. Trường hợp các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan khác không thực hiện được tinh giản biên chế thì khi thành lập tổ chức mới hoặc triển khai nhiệm vụ mới được cấp có thẩm quyền giao phải tự cân đối trong tổng biên chế được giao mà không được giao bổ sung thêm biên chế.
3. Việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không áp dụng đối với cán bộ, công chức cấp xã.
Điều 6. Các trường hợp tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;
d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.
đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.
2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ) dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.
3. Viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.
4. Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu dôi dư do thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của các nông, lâm trường quốc doanh dôi dư do sắp xếp lại theo quy định của Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.
5. Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước, khi thôi làm đại diện phần vốn nhà nước, nhưng không bố trí được vào vị trí công tác mới.
6. Những người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 7. Các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
3. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chương II
CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ
Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi
1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Điều 9. Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước
1. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
b) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
2. Không áp dụng chính sách quy định tại Khoản 1 Điều này đối với những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế đủ 57 tuổi trở lên đối với nam, đủ 52 tuổi trở lên đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế đủ 52 tuổi trở lên đối với nam, đủ 47 tuổi trở lên đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Điều 10. Chính sách thôi việc
1. Chính sách thôi việc ngay
Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này hoặc có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;
b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
2. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề
Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:
a) Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;
b) Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;
c) Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;
d) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;
đ) Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.
3. Các đối tượng thôi việc quy định tại Khoản 1, 2 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; không được hưởng chính sách thôi việc theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Điều 11. Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức
Cán bộ, công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
Điều 12. Cách tính trợ cấp
1. Tiền lương tháng quy định tại Nghị định này được tính bao gồm: Tiền lương theo ngạch, bậc hoặc theo chức danh nghề nghiệp hoặc theo bảng lương; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật.
2. Tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp quy định tại Điều 8 Điểm b Khoản 1 Điều 9, các Điểm b Khoản 1, Điểm d Khoản 2 Điều 10 Nghị định này được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản. Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 5 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác, thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác.
3. Những người đã được hưởng chính sách tinh giản biên chế nếu được tuyển dụng lại vào các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận (trừ phí học nghề quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định này). Những người quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định này nếu được tuyển dụng lại vào khu vực nhà nước hoặc các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa thì cũng phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp tinh giản biên chế đã nhận.
Cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước nơi tuyển dụng lại người đã nhận trợ cấp tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm thu hồi số tiền trợ cấp đã nhận và nộp vào ngân sách nhà nước. Riêng số tiền thu được của đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định này thì nộp toàn bộ vào Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.
Điều 13. Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp, trừ những trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Những người được tuyển dụng lần đầu từ ngày 29 tháng 10 năm 2003 trở lại đây, thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 6 Nghị định này, nếu do đơn vị sự nghiệp tuyển dụng thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho đối tượng này lấy từ kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp đó.
3. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với các đối tượng quy định tại Khoản 3, 6 Điều 6 Nghị định này lấy từ kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập, hội.
4. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại Khoản 4, 5 Điều 6 Nghị định này được bố trí từ nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Chương III
TRÌNH TỰ, THỜI HẠN GIẢI QUYẾT TINH GIẢN BIÊN CHẾ
Điều 14. Trình tự thực hiện tinh giản biên chế
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với cấp ủy, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:
a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định này đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý.
b) Xây dựng đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị mình theo trình tự quy định tại Điều 15 Nghị định này trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế theo định kỳ 2 lần/ năm (6 tháng/1 lần) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở đề án tinh giản biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, ngành, địa phương):
a) Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này;
b) Phê duyệt đề án tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc;
c) Phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc theo định kỳ 2 lần/năm (6 tháng /1 lần);
d) Lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính thẩm tra, cấp kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.
3. Bộ Nội vụ thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở danh sách đối tượng tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ cấp kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.
4. Bộ Tài chính thẩm tra về việc tính toán chế độ chính sách, dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương và cấp kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế.
5. Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức chi trả các chế độ chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế.
Điều 15. Trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế
1. Rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác; những nhiệm vụ cần phân cấp cho cấp dưới, địa phương và tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp đảm nhận.
2. Sắp xếp lại tổ chức, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ tổ chức trung gian.
3. Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo các nội dung sau:
a) Xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, khung năng lực cho từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức;
c) Lựa chọn những cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định, lâu dài;
d) Xác định và lập danh sách số cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong diện tinh giản biên chế.
Điều 16. Thời hạn gửi danh sách tinh giản biên chế
1. Chậm nhất là ngày 01 tháng 11 của năm trước liền kề các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế 6 tháng đầu năm sau liền kề 6 tháng cuối năm của Bộ, ngành, địa phương mình để giải quyết theo thẩm quyền;
2. Chậm nhất là ngày 01 tháng 5 hàng năm các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế 6 tháng cuối năm của Bộ, ngành, địa phương mình để giải quyết theo thẩm quyền.
3. Sau ngày 01 tháng 11 của năm trước liền kề hoặc sau ngày 01 tháng 5 hàng năm, nếu Bộ, ngành, địa phương không gửi danh sách tinh giản biên chế thì không thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG
VIỆC THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ
Điều 17. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức
1. Triển khai tinh giản biên chế theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 14 Nghị định này và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị mình trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án tinh giản biên chế; danh sách và kinh phí việc thực hiện tinh giản biên chế định kỳ 2 lần/năm (6 tháng/1 lần) của cơ quan, đơn vị mình.
3. Thực hiện quy chế dân chủ của cơ quan; công khai đề án tinh giản biên chế và danh sách đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế.
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập
1. Triển khai tinh giản biên chế theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 14 Nghị định này.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này.
3. Chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc xây dựng đề án tinh giản biên chế; lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo định kỳ 2 lần/năm (6 tháng/1 lần).
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, đề án tinh giản biên chế hoặc tờ trình, danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm phê duyệt đề án tinh giản biên chế hoặc danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị.
5. Chỉ đạo Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ, cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc; tổng hợp danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực, hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành mình theo định kỳ 2 lần/năm (6 tháng/1 lần) gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí thực hiện tinh giản biên chế từ Bộ Tài chính, tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế của Bộ, ngành mình. Kết thúc đợt chi trả phải tổng hợp quyết toán kinh phí với Bộ Tài chính.
7. Định kỳ vào ngày 31 tháng 12 hàng năm, tổng hợp kết quả, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành mình và gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 19. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Triển khai tinh giản biên chế theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 14 Nghị định này.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và các hội hoạt động trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện Nghị định này.
3. Chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng đề án tinh giản biên chế; lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện, tinh giản biên chế theo định kỳ 2 lần/năm (6 tháng/1 lần).
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, đề án tinh giản biên chế hoặc tờ trình, danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm phê duyệt đề án tinh giản biên chế hoặc danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị.
5. Chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị trực thuộc; tổng hợp danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của địa phương mình theo định kỳ 2 lần/năm (6 tháng/1 lần) gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí thực hiện tinh giản biên chế từ Bộ Tài chính, tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế của địa phương mình. Kết thúc đợt chi trả phải tổng hợp quyết toán kinh phí với Bộ Tài chính.
7. Định kỳ vào ngày 31 tháng 12 hàng năm, tổng hợp kết quả, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế của địa phương mình và gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Nghị định này.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình và danh sách đối tượng tinh giản biên chế (hợp lệ) của Bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ có trách nhiệm thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở danh sách đối tượng tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tài chính để có cơ sở tạm cấp kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho Bộ, ngành, địa phương.
4. Định kỳ vào ngày 15 tháng 02 hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Nghị định này.
5. Hướng dẫn việc rà soát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. Đối với các cơ quan, tổ chức thực hiện vượt số biên chế được giao sẽ xử lý trách nhiệm và có phương án sắp xếp, cắt giảm số biên chế thực hiện vượt số biên chế được giao.
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Bố trí kinh phí để thực hiện Nghị định này trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, danh sách đối tượng tinh giản biên chế và ý kiến bằng văn bản của Bộ Nội vụ về việc tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm tra về việc tính toán chế độ chính sách, dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế và cấp phát kinh phí để Bộ, ngành, địa phương thực hiện tinh giản biên chế.
Điều 22. Trách nhiệm của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc:
1. Thu bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này.
2. Giải quyết chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức, theo quy định của Nghị định này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Khiếu nại, tố cáo và xử lý trách nhiệm
1. Cá nhân, tổ chức phát hiện việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế trái với quy định tại Nghị định này có quyền và trách nhiệm khiếu nại, tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tinh giản biên chế trong phạm vi thẩm quyền được giao và đúng quy định của pháp luật.
3. Kết quả tổ chức triển khai thực hiện tinh giản biên chế được gắn với việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Điều 24. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2015. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Điều 25. Trách nhiệm thi hành
1. Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào các quy định tại Nghị định này hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý thực hiện việc tinh giản biên chế.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
 
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
 
 
Nguyễn Tấn Dũng

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Đề phòng kẻ trộm

.
1. Cất giữ những món đồ có giá trị trong ngăn kéo để tất của bọn trẻ chứ không phải tủ đầu giường của bạn. Bọn trộm thường lục lọi đồ đạc trong phòng ngủ người lớn nhưng có xu hướng tránh phòng trẻ nhỏ.
2. Nếu lối vào phía trước nhà có những mảng trang trí bằng kính, hãy đặt phím bảo mật ở một vị trí không thể nhìn thấy từ ngoài. Bằng cách đó, kẻ trộm sẽ không thể nhòm ngó vào bên trong và xem mật khẩu được cài đặt ra sao.
3. Không để khe hòm thư gần chốt cửa và ở khoảng giữa cánh cửa vì đó có thể là điểm giúp bọn trộm dễ dàng đột nhập. Vì thế, bạn nên đặt nó ở gần phía dưới, không cao hơn ¼ chiều cao cánh cửa.
4. Cất chìa khóa xe chống trộm cạnh giường của bạn khi đi ngủ. Nếu bạn nghe thấy một tiếng động đáng ngờ và nghi ai đó đang cố gắng để đột nhập, hãy nhấn nút báo động trên chìa khóa. Những âm thanh chói tai ấy sẽ khiến bọn trộm hồn xiêu phách lạc và mau chóng tìm đường thoát thân.
5. Trồng các loại cây bụi gai góc như hồng leo bên dưới cửa sổ tầng trệt. Chúng vừa có tác dụng trang trí cho ngôi nhà, vừa ngăn chặn kẻ trộm.
6. Nếu bạn đang đi du lịch, hãy nhờ hàng xóm hàng ngày lấy hộ tờ rơi mắc ở cửa trước nhà bạn. Bọn tội phạm xảo quyệt có chiêu rải tờ rơi như vậy để xem chủ nhà đi vắng hay ở nhà.
7. Thay vì chất đồ đạc cho chuyến đi nghỉ cuối tuần lên ô tô vào tối hôm trước, bạn nên làm nhanh vào buổi sáng ngay trước khi khởi hành. Bởi lẽ, việc để một chiếc xe chứa đầy đồ đạc trước nhà cả đêm sẽ là “miếng mồi” ngon cho bọn trộm cắp.
8. Không tích trữ gỗ gần nhà vì nó có thể dễ dàng được những kẻ xâm nhập sử dụng để làm thang trèo lên cửa sổ. Nơi cất trữ tốt nhất là trong nhà xe.
9. Giảm âm lượng chuông điện thoại cố định của bạn. Bằng cách này, người lạ sẽ không thể nghe thấy cuộc gọi được chuyển đến hộp thư thoại, đó là một dấu hiệu cho thấy không có ai ở nhà.
10. Kiểm tra kỹ khóa cửa sổ các phòng trong nhà, kể cả phòng tắm.
11. Chọn ổ khóa chống trộm và an toàn cho các cửa trong nhà.
12. Nếu bạn không có hệ thống an ninh, ít nhất nên mua miếng decal cảnh báo nhà có sử dụng hệ thống báo động để đánh lạc hướng bọn đạo chích ít kinh nghiệm.

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Lì xì Thủy Quốc

Cho Thủy Quốc
Chúc làm việc chăm chỉ
lao động là vinh quang
Lang thang là chết đói
Hay nói là ở tù
Lù đù được ra đảo

Tắm biển

Nhà bạn Nhi ở gần biển
Buổi sáng
, sau khi chạy bộ
Nhảy xuống biển tắm
Eo ơi , cực kỳ
Nhất là ngày trời mưa , lạnh
nhưng xuống tắm thì ấm lắm đấy
thử nhé

Mời

Nhi mở tiệc
Mời các bạn đến dự , miễn phí

Nhi nấu phở chay

Nguyên lieu

+ 150g phở trà khô
+ 1 củ cà rốt
+ 1 củ cải trắng
+ 100g nấm hương tươi
+ 1 hộp đậu hũ non
+ quế, hồi, thảo quả, mỗi thứ một tí
+ 2 củ hành tím
+ 1 mẩu gừng
+ 2 miếng nhỏ phổ tai
+ nước mắm chay
+ rau ngò

Cách nấu

–  nướng quế, hồi, thảo quả, hành tím (để nguyên vỏ), gừng trực tiếp trên lửa cho dậy mùi thơm. Sau đó rửa sạch, hành bóc vỏ, rồi cho tất cả vào nồi nước canh, bỏ phổ tai vào, đun sôi.
– Cà rốt, củ cải gọt vỏ, cắt khúc, nấm hương rửa sạch, thái miếng to, tất cả cho vào nồi nước dùng, thêm nước mắm, nấu tới khi cà rốt và củ cải đều chín mềm. Lúc này nước canh cũng đã rất thơm và ngọt.
nau pho chay ngon 1

– Phở trà ngâm nước 2-3 phút cho mềm, trụng qua nước sôi cho vừa hết cứng, rồi vớt ra để ráo nước. Chia ra tô
nau pho chay ngon 2
Ngay trước khi ăn, cắt miếng đậu hũ non vào nồi nước dùng để đậu hũ nóng đều. Nêm lại cho mặn vừa ăn. Chan nước dùng cùng rau củ vào tô phở. Ăn kèm với rau ngò
nau pho chay ngon

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Bé ngoan

Gần noen rồi
Lạnh lắm đấy
Nhớ mặc ấm nhé
Coi chừng viêm họng



Yêu muôn kiếp

Em đừng sợ
Anh sẽ bảo vệ em
Kiếp này, kiếp sau
Kiếp sau nữa
Nhưng mình ăn bằng gì hả anh ?
Ừ nhỉ , yêu , mà vẫn phải ăn

Lại rớt

Tớ câu được cậu rồi nhé
Đừng có mơ
Rớt rồi
Xấu xí mà lối thế
Nhìn xem
Nè , xinh lắm đấy

Đạp xe

Chạy xe đạp tốt cho sức khỏe
Sáng nào Nhi cũng chạy đó
Các bạn thấy Nhi có giỏi hông

Tiếp tục

Cũng hay đấy nhỉ
Có ngọt không ?
Lạt nhắt à
Mà miệng cậu dính gì vậy ?
Mì đen
Chưa xúc miệng hả ?
 Có răng đâu mà xúc
Ừ nhỉ
Tớ cũng chưa có cái răng nào cả
Thế cậu còn mâm mẹ không ?
Còn
Hèn gì thơm mùi sữa
Thêm cái nữa nhé

Nam mô a di đà phật


Ngốc

Mắt cậu bị sao thế?
Bụi bay vào à ?
Sao nháy hoài vậy
Bọn con giai đù bỏ sừ
Là , tớ thích cậu , ngốc ạ

Bí mật của BƯỚM

    Cậu vui lắm hả ?

Chuyện gì
Bí mật
Cả tớ nữa sao
Dĩ nhiên rồi
Tớ giận cho xem
Giận nà
Thôi được , tớ nói
Tớ và cậu thuộc lớp sâu bọ đấy
Thật hả , hay quá ta