ĐIỀU TRỊ ĐAU THẰT LƯNG TẠI NHÀ
BS. PHAN HỮU PHƯỚC
Thạc sĩ Lão khoa - BV Nguyễn Trãi
Khi xuất hiện tình trạng đau lưng, bạn phải đến bác sĩ thăm bệnh để biết được mức độ nặng của bệnh, nguyên nhân của bệnh và nhờ bác sĩ hướng dẫn những việc nào bạn có thể thực hiện tại nhà để điều trị đau lưng của mình.? Khi điều trị đau lưng tại nhà, bạn cần lưu ý
- Trong cơn đau cấp tính dữ dội: Nằm nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường vài ngày hoặc lâu hơn cho đến khi giảm đau nhiều và thấy dễ dàng khi cử động đi lại. Lúc này bạn cần phải vận động đôi chút.
- Khi nằm nghỉ nên nằm trên ván phẳng hay nệm mỏng 3-5 phân.
- Khi mức độ đau giảm khá nhiều, bạn có thể bắt đầu các bài tập cột sống để chữa chứng đau lưng.
? Điều trị cơn đau lưng cấp tính
Trong cơn đau bạn có thể dùng phương pháp vật lý trị liệu là chiếu đèn hồng ngoại để giảm bớt tình trạng đau lưng. Khi sử dụng đèn hồng ngoại, bạn cần lưu ý:
- Gọi là đèn hồng ngoại vì tia sáng đèn phát ra có màu hồng. Có 2 loại đèn hồng ngoại: dạng đèn bóng hay dạng điện trở. Dạng bóng có công suất nhỏ khoảng 250w, dạng điện trở có công suất lớn hơn 400-1.000W và tuổi thọ cao hơn. Loại dùng gia đình thường là dạng bóng, để bàn hay có chân đứng.
- Tác dụng của tia sáng hồng ngoại: Tia sáng hồng ngoại có tác dụng thấu nhiệt nông xuyên qua da khoảng 3mm. Tia sáng này làm nóng da tại chỗ, nhiệt độ da tăng lên, mạch máu tại chỗ giãn ra và bắp cơ tại vùng chiếu đèn cũng được giãn ra. Do hiện tượng tăng lượng máu cục bộ và tăng nhiệt độ tại chỗ dẫn đến phát tán nhiệt đi khắp cơ thể và làm tăng nhiệt toàn thân.
Tia hồng ngoại tác dụng lên đầu dây thần kinh tại vùng bị đau khi sức chiếu nóng vừa sẽ có tác dụng giảm đau tốt nhưng khi chiếu đèn quá nóng sẽ gây phản tác dụng làm đau tăng lên kèm theo co cơ và cảm giác phỏng rát. Nhờ tác dụng giảm đau và giãn cơ tại chỗ nên tia hồng ngoại có tác dụng tốt trong những trường hợp đau có kèm theo co cơ thắt lưng.
- Cách sử dụng đèn hồng ngoại: Khoảng cách từ đèn hồng ngoại đến da khoảng 40-90cm, điều chỉnh độ nóng bằng cách điều chỉnh khoảng cách từ đèn đến vùng được chiếu, để tiện hơn bạn có thể dùng đèn có volumm điều chỉnh độ nóng của đèn, cần đặt đèn sao cho tia sáng chiếu đến vuông gốc với da mới đạt hiệu quả cao nhất. Lưu ý nếu đèn quá gần có thể gây phỏng da. Thời gian chiếu trung bình 20-40 phút, mỗi ngày chiếu khoảng 2-3 lần.
- Nên tránh chiếu đèn hồng ngoại ở:
+ Vùng da bị tổn thương hay chấn thương.
+ Vùng da bị mất cảm giác.
+ Vùng da có sẹo lồi.
Nếu không có đèn hồng ngoại, bạn có thể dùng túi chườm nóng cũng có tác dụng tương tự. Cũng cần lưu ý túi chườm cũng có thể gây phỏng da nếu dùng nước quá nóng.
Trong những trường hợp cẩn hỗ trợ thêm thuốc, bác sĩ có thể cho bạn dùng các thuốc sau:
? Thuốc giảm đau, hạ nhiệt nhưng không gây hại cho dạ dày như: Paracetamol 500mg uống 1 viên ngày 3 lần. Nếu dùng được dạng viên suổi bọt tan trong nước thì tác dụng nhanh hơn như Efferalgan 500mg, dạng có kèm theo codein là Efferalgan codein thì tác dụng giảm đau sẽ mạnh hơn.
? Thuốc kháng viêm, giảm đau như: Alaxan, Felden, Neo-pyrazon, voltaren, Nor-amidopyrin, Ibuprofen, Profenid... Phần lớn các thuốc này đều gây ảnh hưởng trên dạ dày, vì vậy bạn không nên dùng nếu có triệu chứng viêm, loét dạ dày. Một số thuốc mới ít có tác dụng gây hại trên dạ dày hơn như: Mobic, Nimesulide... Mobic 7,5mg bạn có thể uống 1 viên ngày 2 lần, khi bị dị ứng thuốc hay viêm loét dạ dày cũng không nên dùng. Các thuốc này khi dùng phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Ngoài ra việc tập cột sống khi tình trạng đau đã thuyên giảm cũng có tác dụng tốt trong điều trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét